Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tưởng Phương Lương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tiểu sử: replaced: tháng tư năm → tháng 4 năm using AWB
Dòng 32:
Khi Tưởng Kinh Quốc trở thành [[Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc|Tổng thống]], Tưởng Phương Lương theo truyền thống trở thành Đệ nhất phu nhân. Một phần vì bà không được giáo dục một cách chính thức; chồng bà cũng không khuyến khích bà tham gia vào chính trị. Bà luôn đứng ngoài chính trường và được biết đến khá ít trong bối cảnh chính trị đương thời với chủ trương chống cộng của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc. Bà không bao giờ trở về [[Nga]], và chỉ đi ra nước ngoài ba lần trong sau năm 50 tuổi, tất cả đều để thăm hỏi con cháu của bà. Trong năm 1992, bà nhận được một lời mời thăm viếng từ một đại diện của thị trưởng [[Minsk]], thủ đô [[Belarus]]. Đó là lần duy nhất bà có thể liên lạc với những người tại quê nhà. Bà cũng từng nhận được quà tặng của Nga.
 
Tất cả con của bà đều được gửi tới đại học - Hiếu Văn tới trường võ bị West Point (Hoa Kỳ) và Park College, Hiếu Vũ tới đến [[München|Munich]], [[Tây Đức]] và hai người con còn lại tới Hoa Kỳ. Tất cả ba người con trai đã chết sau cái chết của Tưởng Kinh Quốc năm 1988: Hiếu Văn vào tháng 4 năm 1989, Hiếu Vũ vào tháng 7 năm 1991, và Hiếu Dũng vào tháng 12 năm 1996. Tưởng Phương Lương sau đó sống ở ngoại ô [[Đài Bắc]]. Bà thỉnh thoảng cũng tiếp một số khách, chẳng hạn như một số chính trị gia nổi bật, những người này tới để bày tỏ sự tôn trọng của mình. Trên phương tiện truyền thông Đài Loan, bà được mô tả như một người vợ đức hạnh, người không bao giờ phàn nàn và chịu cô đơn cùng phẩm giá.
 
Bà qua đời vì suy hô hấp và nhồi máu cơ tim bắt nguồn từ căn bệnh ung thư phổi tại Bệnh viện Cựu chiến binh Đài Bắc ở tuổi 88 (hoặc 90 theo tuổi mụ). Tang lễ của bà đã được tổ chức vào ngày 27 tháng 12 năm 2004, với Tổng thống [[Trần Thủy Biển]] và Phó Tổng thống [[Lã Tú Liên]] tham dự. Các chính trị gia của Quốc Dân đảng trong đó có Tổng thống đương nhiệm [[Mã Anh Cửu]] đã trùm cờ của Quốc Dân đảng và một số chính trị gia Quốc Dân đảng lớn tuổi đã phủ quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc lên linh cữu của bà. Bà đã được hỏa táng và tro được đưa đến lăng mộ tạm thời của chồng tại [[Đào Viên]]. Họ dự kiến sẽ được chôn cùng nhau trong nghĩa trang quân sự Ngũ Chỉ Sơn. Đến năm 2006, người con gái duy nhất của bà là Tưởng Hiếu Chương đã di cư sang Hoa Kỳ. Hiếu Chương là người con duy nhất có thể nói [[tiếng Nga]] ở nhà.