Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Xuân Thục”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: sửa chính tả 3, replaced: Tây SơnTây Sơn using AWB
n →‎top: replaced: tháng bảy năm → tháng 7 năm using AWB
Dòng 31:
Trong chiếu đề ngày 18/7 Minh Mệnh năm thứ 6 (1825), nhà vua đã chuyển Nguyễn Xuân Thục từ Thượng thư bộ binh qua làm Thượng thư bộ Lễ: "Thượng thư bộ Binh Nguyễn Xuân Thục lão thành văn chương học vấn, từ lâu giúp việc triều chính, nổi tiếng tại công sở. Nay điều bổ làm Thượng thư bộ Lễ. Thục Thiện Hầu giữ ấn tín cơ quan bộ, quản lý mọi công vụ trong bộ. Phải nên phát huy hết tài trí, hết lòng trung thành và rất thận trọng, xứng đáng với trọng trách được giao".
 
Trong kỳ thi Hương năm ất dậu (1825), ông được giao làm Đề Điệu trường thi Thừa Thiên. Nhưng tại kỳ thi này, thí sinh Nguyễn Thiên Điều không làm dược bài liền cầm đầu một nhóm sĩ tử ở vi Tả reo hò ầm ĩ. Ba vi Hữu, Giáp, Ất cũng náo động. Các quan coi thi phải điều lính đến mới dẹp yên. Việc được tâu lên vua Minh Mệnh, Nguyễn Thiên Điều thú tội, bị khép vào tội "Giảo giam hậu" (Giam chờ thắt cổ), những sĩ tử khác đều được tha. Sau đó Thiên Điều được giảm tội, chỉ bị sung vào lính. Các quan trường thi và các quan địa phương vì tâu báo sự việc chậm trễ cũng bị phạt; các đốc học, giáo thụ, huấn đạo... cũng bị giáng chức. Về phần Nguyễn Xuân Thục, ông cũng bị liên đới trách nhiệm. Trong chiếu đề ngày 29/8 Minh Mệnh năm thứ 6 (1825) ghi rằng: "vào ngày mùng một tháng bảy7 năm nay do việc thí sinh làm reo náo động khu thi đã không được tâu ngay lên kịp thời, qua bộ Lễ nghị xử nên phạt trừ lương trong 6 tháng" song lại cho ông trừ vào sổ Ký lục (sổ ghi chép công trạng) một lần "lấy một lần để xóa vụ án này, bảy lần còn lại theo lệ cấp trả đủ".
Sự cố tại trường thi Thừa Thiên không làm ảnh hưởng đến sự tin tưởng của vua Minh mệnh dành cho ông, mà trái lại trong chiếu đề ngày 25/2 Minh Mệnh năm thứ 7 (1826), nhà vua đã phong cho ông làm chánh chủ khảo kỳ thi Hội "Khanh học hành uyên bác thành đạt, tại sở đều rõ. nay đến kỳ thi Hội, đặc chuẩn sung chức chánh chủ khảo kỳ thi, giữ ấn trường thi...lần này là lễ lớn chon hiền tài, phải hết lòng vì việc công, xem xét định liệu lấy bỏ cho thỏa đáng nhằm chọn được thực tài đúng theo tâm thành ủy nhiệm". Kỳ thi Hội là kỳ thi ở cấp nhà nước. Số lượng thi Hội cũng rất đông, tất cả những người đã đỗ cử nhân đều được dự thi. Có người đã ra làm quan cũng được thi để dành học vị cao và được bổ dụng cao hơn. Và ông đã không phụ lại sự ủy thác của vua Minh Mệnh, kỳ thi diễn ra hoàn toàn nghiêm túc, đúng luật và tuyển chọn được nhiều nhân tài cho đất nước.
Minh Mệnh năm thứ 7 (1826), vua Minh Mệnh xuất giá rời khỏi Kinh sư đi tuần hành Quảng Bình và Quảng Trị (khám nghiệm công trình sông Vĩnh Định) đã giao cho Nguyễn Xuân Thục cùng với đại thần Tôn Thất Bính ở lại giữ kinh thành. Trong chiếu đề ngày 2/4, nhà vua đã giao cho Nguyễn Xuân Thục "đặc phái khanh hiệp cùng Tôn Thất Bính đại thần của Hoàng tử Miên Định lưu trú tại Kinh, ban cho ấn triện lưu kinh. Và phải thêm Hữu Tham tri bộ Hình Huỳnh Kim Xáng, dinh thự Cai Bạ Đặng Văn Hòa cai quản công việc bộ Binh, đều lấy chức vụ làm gốc hộ ấn viên. Phàm mọi việc cùng bàn bạc". Đặc biệt vua Minh Mệnh đã tin tưởng giao cho ông "các chức quan lớn nhỏ không hộ giá cho phép các khanh và Hoàng tử tại kinh điều chuyển...phần khanh phải cố gắng cẩn thận để xứng đáng với sự ủy thác". Phải là người tâm phúc thì vua Minh Mệnh mới để lại cả kinh thành cùng cả ấn tín giao cho trông coi, hơn nữa lại còn giao cho quyền điều chuyển các quan lại không đi hộ giá ở trong kinh. Đây thực sự là một vinh dự mà không phải đại thần nào trong triều cũng có được.