Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tần Lương Ngọc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Kịch: replaced: kí" → ký" using AWB
n →‎Tham gia dẹp loạn Dương Ứng Long: replaced: tháng giêng năm → tháng 1 năm using AWB
Dòng 20:
Tần Lương Ngọc cũng thống lĩnh 500 binh sĩ tinh nhuệ, tự chuẩn bị ngựa nghẽo quân nhu, cùng Phó tướng Chu Quốc Trụ chẹn giữ ở Đặng Khảm <ref>Nay là [[Phượng Cương]], Quý Châu</ref>, giương cung múa kiếm chém giết nghĩa quân. Tổng đốc Lý Hóa Long <ref>(1554 – 1611) đại thần [[nhà Minh]], là nguyên nhân trực tiếp khiến Dương Ứng Long nổi dậy; không phải tướng [[nhà Thanh]] (? – 1789) chết trận ở [[Việt Nam]]. "Lý Hóa Long" là một cái tên thường gặp của người Trung Quốc</ref> lấy làm lạ lùng, tặng cho bà một tấm ngân bài, trên mặt có 4 chữ "'''nữ trung trượng phu'''" để biểu dương.
 
Ngày 2 tháng giêng1 năm Vạn Lịch thứ 28 (1600), nghĩa quân nhân lúc quan quân có tiệc, tập kích vào ban đêm. Quan quân nhà Minh đang lúc say sưa vui vẻ, nên thảng thốt bỏ chạy. May mà vợ chồng Mã Thiên Thừa sớm có đề phòng, nghiêm cấm Bạch Can binh không được uống rượu, suốt đêm cầm mâu mặc giáp, trông giữ những chỗ hiểm yếu. Hai vợ chồng lập tức chỉ huy Bạch Can binh đánh trả, nghĩa quân trước thắng sau thua, bị trường mâu kéo ngã vô số, quay mình bỏ chạy. Vợ chồng Mã Thiên Thừa đuổi theo không tha, vào tận sào huyệt của nghĩa quân, phá được trại Kim Trúc, Minh Nguyệt quan, Đại Than quan… liên tiếp 7 nơi, đến thẳng Tang Mộc quan, sào huyệt cuối cùng của Dương Ứng Long.
 
Quân Minh ồ ạt đến tập kết, cùng đánh Tang Mộc quan. Do núi non hiểm trở, quan quân nhà Minh mặc giáp trụ nặng nề, đành bó tay hết kế. Khi đó, Bạch Can binh hiển lộ tài năng trèo non vượt núi cao siêu, phối hợp với quân đội của các thổ ti địa phương, một trận phá tan cửa quan hiểm trở. Quan quân nhà Minh tiến vào, chém giết nghĩa quân máu chảy thành sông, Dương Ứng Long trong cơn hoảng loạn, treo cổ tự vẫn.