Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngũ Hiệp, Thanh Trì”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: tháng Mười năm → tháng 10 năm (2) using AWB
Dòng 12:
Xã Ngũ Hiệp gồm các làng Tương Chúc, Đông Trạch, Tự Khoát, Việt Yên, Lưu Phái.
 
Đầu thế kỷ 19, làng Tương Chúc và làng Tự Khoát là các xã thuộc tổng Nam Phù Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn [[Sơn Nam (địa danh cũ Việt Nam)|Sơn Nam Thượng]] (từ tháng Mười10 năm Tân Mão đời Vua Minh Mạng - 1831 trở đi là tỉnh Hà Nội, từ 1904 là tỉnh Hà Đông). Đầu năm 1946, sau cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã, các làng: Tương Trúc, Đông Trạch, Tự Khoát, Việt Yên, Lưu Phái hợp nhất thành xã Ngũ Hiệp<ref name="NH1"/>,<ref name="NH2"/>.
 
==Làng Tương Chúc ==
Làng Tương Chúc đầu thế kỷ 19 là một xã thuộc tổng Nam Phù Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn [[Sơn Nam (địa danh cũ Việt Nam)|Sơn Nam Thượng]] (từ tháng Mười10 năm Tân Mão đời Vua Minh Mạng - 1831 trở đi là tỉnh Hà Nội, từ 1904 là tỉnh Hà Đông). Đầu năm 1946, làng nhập với các làng: Đông Trạch, Tự Khoát, Việt Yên thành xã Ngũ Hiệp<ref name="NH1">{{Chú thích web| url = http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_long/148315/lang-t432417ng-truc.htm| title = Làng Tương Chúc| accessdate = ngày 14 tháng 5 năm 2010 | accessmonthday = | accessyear = | author = TS. Bùi Xuân Đính| last = | first = | authorlink = | coauthors = | date = | year = | month = | format = | work = | publisher =Báo Hà Nội Mới điện tử | pages = | language = | archiveurl = | archivedate = }}</ref>.
Tương Chúc nằm trên con đường Thiên lý cổ. Xưa kia, con đường này từ phía Nam ra, đến Bằng Vồi - Quán Gánh men theo phía Đông sông Tô Lịch, qua các làng Duyên Trường- Hạ Thái (nay là xã Duyên Thái, huyện Thường Tin, tỉnh Hà Tây), vào Đông Phù (xã Đông Mỹ), qua Tương Chúc, ra làng Tự Khoát, Lưu Phái rồi nhập với Quốc lộ I hiện này ở phía trên cầu Ngọc Hồi, lên Văn Điển - Cầu Tiên - Quán Sét (Đồng Quan), vào Hoàng Mai (Chợ Mơ) rồi vào Kinh thành Thăng Long. Vào đầu thời Gia Long 1802 - 1819 (có ý kiến cho rằng, thời Pháp thuộc, khi làm đường xe lửa Bắc Nam) mới nắn lại đường Thiên lý từ Hà Hồi (Thường Tìn) lên, tức đoạn đường Quốc lộ I A qua Ngọc Hồi lên cầu Văn Điển hiện nay. Làng lại có sông Tô Lịch chảy qua. Do vị trí giao thông thuận lợi này mà dân làng còn phát đạt về buôn bán. Tại đầu làng Tương Chúc có một chợ lớn trong vùng, có khán thị (quản chợ) trông coi. Vị thế "nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ" làm cho kinh tế của làng tương đối khá giả. Ngoài buôn bán, dân làng vẫn làm ruộng và có thêm nghề làm khóa<ref name="NH1"/>.
Dòng 36:
Làng Tự Khoát trước đây có ngôi đình thờ Cao Sơn - một tỳ tướng của [[Đinh Tiên Hoàng|Đinh Bộ Lĩnh]], bị tử trận trong khi đánh nhau với Sứ quân [[Nguyễn Siêu]] (năm 967), nay đình đã bị hoang phế. Làng có ngôi chùa Hưng Phúc nằm sát Quốc lộ I, cách cống Ngọc Hồi 200 mét. Tương truyền, vào cuối thời Lý, Vua Lý Huệ Tông (1211 - 1224) mắc bệnh nặng mà chưa có con nối ngôi, đất nước loạn lạc, dân chúng cơ hàn. Có hai vị công chúa xin về đất làng Tự Khoát, lấy đỉnh Trúc Lĩnh (núi có nhiều cây trúc) của làng làm nơi nghỉ. Hai Bà thấy dân chúng đói khổ, thiếu ruộng tốt để cày cấy, liền xuất hết tiền bạc của mình để mua thóc gạo cứu giúp những người nghèo rồi chiêu tập họ khai hoang để có ruộng cày cấy. Thấy làng có cả một núi trúc bạt ngàn, hai Bà tổ chức cho dân làng đẵn trúc để đan lát các loại thúng mủng, nong nia để dùng và để bán, từ đó dân làng có nghề đan lát. Hai Bà còn cho dựng am Đông Phù để sớm hôm đèn nhang cầu mong cho dân làng được no đủ, hạnh phúc<ref name="NH2"/>.
Được hai năm, nhà Vua bắt hai bà về triều để gả cho quan lang ở biên giới, song hai bà nhất quyết không nghe lời. Không thuyết phục được, nhà vua cho đốt am Đông Phù nhằm triệt chỗ nương thân của hai bà. Song hai bà lại được dân làng Tự Khoát đốn về, dựng lại am trên núi Trúc, rồi mở mang am thành chùa, nên gọi là chùa Tự Khoát (chùa mở rộng), trở thành một ngôi chùa lớn trong vùng. Đáng tiếc qua thời gian, chiến tranh, nhiều công trình của chùa đã bị hủy hoại, song nhìn từ ngoài vào, thì đây vẫn là một ngôi chùa lớn và đẹp. Trước Tam quan của chùa có một doi đất cao, rộng đến hơn 2000 mét vuông, gọi là Gò Đình Yến. Tục truyền, từ khi hai vị công chúa rời bỏ Kinh thành về đây tu hạnh, vào những dịp Tết và Thanh minh, Vua Lý thường về thăm con và vãn cảnh chùa, cho mổ lợn, bò để tế thần linh tại gò này, sau đó ban yến cho triều thần. Về sau, cho dựng một ngôi miếu để thờ thần linh trời đất<ref name="NH2"/>.
 
Tại làng cũng có một ngôi nhà thờ đạo Thiên chúa thuộc Giáo xứ Đồng Trì xây dựng năm 1932.