Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phan Hòa Hiệp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Quân đội Việt Nam Cộng hòa: replaced: tháng giêng năm → tháng 1 năm using AWB
n →‎Quân đội Việt Nam Cộng hòa: từ cũ, replaced: cải danh → đổi tên
Dòng 33:
Tháng 11 năm 1963, ông thuộc nhóm sĩ quan tham gia cuộc [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963|đảo chính]] ngày 1 tháng 11, lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Vì vậy, khi đảo chính nổ ra, ông chỉ huy một Chi đoàn Thiết giáp M.113 về bảo vệ Bộ Tổng tham mưu. Sáng ngày 2 tháng 11, ông được lệnh dẫn theo 2 xe thiết giáp M.113 cùng một số sĩ quan tháp tùng đến [[Nhà thờ Cha Tam]] để đón 2 anh em ông Diệm và ông Nhu. Trong số các sĩ quan đi cùng, có tướng [[Mai Hữu Xuân]], Đại tá [[Dương Ngọc Lắm]], Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa và Đại úy Nguyễn Văn Nhung. Tuy nhiên, khi về đến Bộ Tổng tham mưu, 2 anh em ông Diệm, vốn được áp tải trong một chiếc M.113, đã chết trong hoàn cảnh đầy nghi vấn. Buổi chiều cùng ngày, ông được thăng cấp [[Thiếu tá]]. Một số tài liệu chưa được kiểm chứng còn cho rằng ông còn nhận được 100.000 đồng tiền thưởng từ Trung tướng [[Trần Văn Đôn]]. Do những sự kiện này, nhiều tài liệu nghi vấn về vai trò của ông trong cái chết đầy tranh cãi của anh em ông Tổng thống Diệm và ông Cố vấn Nhu.<ref>Tướng Phan Hòa Hiệp cũng là một trong số các nhân chứng về cái chết đầy nghi vấn của Tổng thống Diệm và Cố vấn Nhu ngày 1 tháng 11 năm 1963.</ref>
 
Tháng 12 năm 1963, ông được cử làm Chiến đoàn phó Chiến đoàn M.24 tại Sài Gòn do Trung tá Dương Hiếu Nghĩa làm Chiến đoàn trưởng. Đầu tháng 1 năm 1967, ông được cử làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 4 Thiết giáp (sau cảiđổi danhtên thành Thiết đoàn 4) đóng tại Đà Nẵng. Tháng giêng năm 1968, ông được thăng cấp [[Trung tá]] tại nhiệm.
*'''Chỉ huy trưởng Thiết giáp.
Tháng 8 năm 1969, ông được thăng cấp [[Đại tá]] tại nhiệm. Tháng 9 cùng năm, ông bàn giao Thiết đoàn 4 lại cho Thiếu tá Nguyễn Hữu Lý, sau đó ông được bổ nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Thiết giáp binh tại Trại Phù Đổng ở [[Gò Vấp]] thay thế Trung tá Dương Văn Đô.