Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Từ Ý Hoàng hậu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n replaced: thứ 3 của → thứ ba của using AWB
Dòng 20:
== Thân thế ==
[[File:B Song Dynasty Empress of Guangzong.JPG|thumb|left|200px|Chân dung Quang Tông hoàng hậu - Lý Phượng Nương.]]
Quang Tông Từ Ý hoàng hậu bổn danh '''Lý Phượng Nương''' (李鳳娘), nguyên quán ở quận [[An Dương]], con gái của [[Khánh Viễn quân]] [[Tiết độ sứ]] [[Lý Đạo]] (李道)<ref name="TS243">''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷243|quyển 243]]</ref>. Lúc hậu chào đời, có con phượng hoàng đen đến đậu trước doanh tiền nơi ở của Lý Đạo. Đạo lấy làm ngạc nhiên, nên đặt tên cho con gái là Phượng Nương<ref name="TS243" />.
 
Khi đó, Lý Đạo có quen biết với đạo sĩ [[Hoàng Phủ Thản]] (皇甫坦), khi đến [[Hồ Bắc]] đã tìm dịp trò chuyện và bảo các con gái đến chào Thản. Thản thấy mặt của hậu, rất kinh ngạc và không dám nhận lễ bái, nói:''"Người này về sau tất là mẫu nghi thiên hạ"''.
 
Về sau [[Hoàng Phủ Thản]] vào cung, gặp mặt [[Thái thượng hoàng]] [[Tống Cao Tông]] và nói về Lý Phượng Nương, bảo Lý thị có tướng Quốc mẫu. Thượng hoàng tin là thực, liền cưới về làm phi cho Hoàng tử thứ 3ba của [[Tống Hiếu Tông]] là [[Tống Quang Tông|Cung vương Đôn]]. Bà được phong làm '''Vinh Quốc phu nhân''' (榮國夫人), sau đổi là '''Định Quốc phu nhân''' (定國夫人).
 
Năm Can Đạo thứ 4 ([[1168]]), Lý thị hạ sinh Hoàng tôn [[Tống Ninh Tông|Gia vương Khoáng]], là con trưởng của Cung vương<ref>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷037|quyển 37]]</ref>. Về sau, Cung vương được lập làm [[Thái tử]], Lý thị do đó trở thành Thái tử phi. Hậu có tướng mạo xinh đẹp, nhưng tính tình thì chua ngoa đố kị; ngay trước mặt Cao Tông và Hiếu Tông còn dám nói chuyện đúng sai, có khi còn nói tố cáo những điều sai trái của thái tử. Thượng hoàng cảm thấy không vui, nói với Thái thượng hoàng hậu [[Ngô Thược Phân]]:''"Người đàn bà này chẳng biết thế nào là mềm mỏng, trẫm bị Hoàng Phủ Thản lừa rồi"''<ref name="TS243" />.
Dòng 31:
 
== Hoàng hậu ==
Năm Thuần Hi thứ 16 ([[1189]]), Hiếu Tông nhường ngôi cho Thái tử, lên làm [[Thái thượng hoàng]], cư [[Trọng Hoa điện]] (重华殿). Thái tử tức vị, tức [[Tống Quang Tông]]<ref name="TTTTG152">''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷152|quyển 152]]</ref>. Thọ Hoàng<ref>Tôn hiệu của Hiếu Tông sau khi nhường ngôi là '''Thọ Hoàng Thánh Đế''' (寿皇圣帝), nên thường được gọi là '''Thọ Hoàng''' (寿皇), danh xưng này phổ biến hơn là Thượng Hoàng</ref> sau đó hạ chiếu phong bà làm [[Hoàng hậu]]<ref name="TS243" />.
 
=== Kết đảng loạn chính ===
Tống Quang Tông khi ấy chấp chính triều cương, muốn giết bọn hoạn giả, cận tập gần gũi với Lý hậu. Bọn Nội thị hay được, liền tìm cách kêu xin với Lý hậu bảo toàn mạng sống cho mình. Quang Tông không làm gì được nên uất ức và sinh bệnh.
 
Lũ nội thị lại nghĩ ra kế li gián Tam cung. Lúc Quang Tông mắc bệnh, Thọ Hoàng cho tìm ngự y chế ra ít thuốc định đợi lúc Quang Tông đến vấn an thì ban cho. Lũ Nội thị chớp cơ hội gièm pha với Lý hậu, nói: ''"Thọ Hoàng hợp biết bao nhiêu thuốc không tốt, xa giá mà đến Trọng Hoa điện thì ép phải uống, Hoàng thượng uống vào có mệnh hệ gì thì tông xã ra sao?"''. Lý hậu tin là thật nên tìm cách ngăn trở Quang Tông đến Trọng Hoa điện, dẫn đến rạn nứt tình cảm giữa Quang Tông và Thọ Hoàng.
Dòng 41:
 
=== Ghen tuông cung thiếp ===
Một hôm nọ, có cung nhân bưng một hộp trầu đứng hầu Quang Tông, Quang Tông cảm thấy đôi bàn tay của cung nhân trắng trẻo, thon thả nên hết lời khen ngợi. Chuyện này lọt vào tai Lý hậu. Hôm sau, hậu sai nội thị bưng một hộp trầu đến dâng, Quang Tông mở ra thì hỡi ôi, đó là đôi bàn tay của cung nhân nọ.
 
Quý phi Hoàng thị vốn được sủng ái, Lý hậu sinh ghen tức. Một hôm, Quang Tông có việc tế Tông miếu phải ra ngoài, hậu sai người đánh Quý phi tới chết rồi nói là Quý phi bệnh nặng mà qua đời<ref name="TS243" />. Lúc Quang Tông tế lễ thì bỗng trời đổ mưa to, lễ phục của Quang Tông bị ướt sạch, nến lại bị gió thổi tắt đi nhiều lần, cuối cùng lễ không thành.
 
=== Tam cung ly gián ===
[[Mùa đông]] năm Thiệu Hi thứ 2 ([[1191]]), nhân lúc có yến tiệc, Lý hậu xin Quang Tông lập con trai mình là [[Tống Ninh Tông|Gia vương Khoáng]] làm [[Hoàng thái tử]], rồi đích thân đến Trọng Hoa điện bẩm với Thọ Hoàng. Do Thọ Hoàng nghĩ đến việc trước kia bỏ qua con trưởng là Ngụy vương [[Triệu Khải]] để lập Quang Tông làm Thái tử, nên nay muốn Quang Tông nhường ngôi lại cho con của Khải là Nghi vương [[Triệu Bính]], do vậy Thọ Hoàng bảo cần phải chọn, không thể quyết định vội vàng. Hậu bảo:''"Thiếp là chính thất được cưới hỏi đàng hoàng, Gia vương do thiếp sinh ra cớ sao lại không thể lập?"''<ref name="TTTTG152" />
 
Thọ Hoàng cảm thấy rất tức giận, chửi mắng Lý hậu, do đó Lý hậu uất ức, về tâu với Quang Tông việc Thọ Hoàng có ý phế lập. Vì thế, Quang Tông nghi hoặc và từ đó bỏ việc triều yết Thọ Hoàng.
 
Sau sự kiện Quý phi Hoàng thị qua đời, biết là có điều mờ ám nhưng không dám nói, lâu ngày vì quá thương nhớ Quý phi mà bệnh tình trở nặng, không thể lên triều. Lý hoàng hậu nhân đó tìm cách khống chế triều chính, độc đoán độc hành, hoang đường bất pháp; mọi chính sự đa phần do hậu quyết đoán. Về phần Thọ Hoàng nghe tin Quang Tông có bệnh vội đến thăm; thấy Lý hậu thì tức giận mắng nhiếc Lý hậu, khiến Lý hậu đã hận lại càng thêm hận.
Dòng 58:
Truyền Lương phải buông tay, nhưng lại quay ra than khóc trước điện. Hậu sai người tới hỏi:''"Vô cớ mà khóc là có ý gì"''. Truyền Lương đáp:''"Con can gián mà cha không nghe<ref>Ý so sánh nghĩa quân thần với tình cha con</ref>, nên mới khóc"''.
 
Lý hậu bực tức, liền bỏ không về Trọng Hoa điện nữa, bách quan phải lui về. Về sau, Thọ Hoàng bệnh nặng, Quang Tông cũng không chịu đến thăm.
 
Năm Thiệu Hi thứ 5 ([[1194]]), ngày [[28 tháng 6]], Thọ Hoàng băng ở Trọng Hoa điện<ref name="TTTTG153" />, Tống Quang Tông không đến chịu tang. Không lâu sau, Quang Tông cũng ốm nặng. [[Tể tướng]] [[Triệu Nhữ Ngu]] nhân đó tìm cách thông qua [[Ngô Thược Phân|Thọ Thánh hoàng thái hậu]] Ngô thị, ép Tống Quang Tông nhường ngôi cho Gia vương Khoáng, tức là [[Tống Ninh Tông]].
 
Tống Quang Tông được tôn làm [[Thái thượng hoàng]], Lý hậu là [[Thái thượng hoàng hậu]]. Bà được dâng tôn hiệu là '''Thọ Nhân Thái thượng hoàng hậu''' (寿仁太上皇后).