Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sư đoàn 3 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lịch sử: replaced: Trung Tướng → Trung tướng, Tổng Thống → Tổng thống (2), Sư Đoàn → Sư đoàn using AWB
Dòng 30:
 
==Lịch sử==
Đầu thập niên 1970, trước việc quân Mỹ, đặt biệt là các đại đơn vị như Sư đoàn 1 và Sư đoàn 3 Thủy quân lục chiến, Sư đoàn 101 Kỵ binh không vận, Lữ đoàn 9 Viễn chinh, lần lượt rút về Mỹ, để lại những khoảng trống lớn trong thế trận phòng thủ phía Bắc lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa. Bên cạnh đó, phía [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] ngày càng gia tăng áp lực mạnh mẽ trên địa bàn chiến trường [[Các địa bàn quân sự của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam#B5|B5 Bắc Quảng Trị]]. So sánh đơn thuần về binh lực, dù các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam yếu hơn đối phương, nhưng lại có ưu thế về thế chủ động và sẵn sàng hơn nhiều. Phía Quân đội Nhân dân Việt Nam liên tục tổ chức các hoạt động tấn công mạnh từ phía bắc của vĩ tuyến 17 qua vùng phi quân sự bờ Nam sông Bến Hải thuộc vùng lãnh thổ do phía [[Việt Nam Cộng hòa]] kiểm soát, thông qua [[đường mòn Hồ Chí Minh]] và đường 9 Nam Lào.
 
Nhờ các hoạt động tình báo mà phía [[Việt Nam Cộng hòa]] đã phát hiện sự chuẩn bị của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các chỉ huy cao cấp đều dự đoán trước về cuộc tấn công mới còn dữ dội hơn năm 1968 của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Mặc dù vậy, các đơn vị chủ lực hiện có của [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]] đều bị dàn mỏng lực lượng giữ đất, cộng với việc quá phụ thuộc lớn vào sự yểm trợ của quân Mỹ, nên việc Quân đội Hoa Kỳ rút quân đã tạo ra lỗ hổng ngày càng lớn cho hệ thống phòng thủ phía Bắc và phía Tây của Việt Nam Cộng hòa.
 
Trước tình hình đó, cuối năm 1971, Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa quyết định thành lập thêm một sư đoàn bộ binh nữa để chia sẻ nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ với 2 đơn vị bạn là Sư đoàn 1 và Sư đoàn 2 bộ binh. Ngày [[1 tháng 10]] năm 1971, '''Sư đoàn 3 Bộ binh''' được thành lập tại căn cứ Ái Tử, Quảng Trị theo Nghị định số 2334-QP/TCTT/NĐ ngày [[31 tháng 10]] năm 1971, trực thuộc Quân đoàn I, chịu trách nhiệm an ninh khu vực giới tuyến và toàn bộ địa bàn tỉnh [[Quảng Trị]], được mệnh danh là "Sư đoàn Bến Hải".
 
Việc thành lập Sư đoàn này khiến cho Tổng Thốngthống Nguyễn Văn Thiệu mất uy tín với Hoa Kỳ vì cam kết sẽ không tăng thêm quân số, vì như thế khiến Hoa Kỳ phải gia tăng viện trợ và mất lòng dư luận trong nước.{{fact}}
 
Trừ Trung đoàn 2 Bộ binh là đơn vị chủ lực, Sư đoàn được thành lập vội vã từ đơn vị tân lập với thành phần chủ yếu từ các quân nhân vi phạm kỷ luật như đi phép quá hạn, quậy phá hoặc bị báo cáo đào ngũ, các quân nhân bị giam trong các quân lao ra được "phục hồi quân ngũ" (hồi ngũ). Vì vậy, sư đoàn còn có hỗn danh là "Sư đoàn Giới tuyến" hoặc "Sư Đoànđoàn Trừng giới".
 
Việc trang bị cho Sư đoàn cũng khá vất vả khi chỉ có Trung đoàn 2 là được trang bị vũ khí cá nhân như M16, M60, M79 và tên lửa chống tăng vác vai M72, trong khi đó, 2 Trung đoàn còn lại được trang bị hỗn độn. Ví dụ như cả Đại đội chỉ có vài khẩu M16 và M79, còn lại sử dụng [[Súng trường M14|M14]] đã lỗi thời và thậm chí cả BAR, M1, chỉ có vài khẩu M72. Trung đoàn Pháo binh chỉ được trang bị pháo M2 105mm đã lỗi thời, trong khi đó các đơn vị bạn được trang bị lựu pháo M101 và M102, lựu pháo 155mm tân tiến hơn. Việc trang bị cho Sư đoàn phần lớn phải đi vay mượn từ những đơn vị bạn hoặc những vũ khí đã cũ được niêm yết trong Tổng kho Long Bình.
Dòng 44:
Sau khi thành lập không lâu, Sư đoàn phải bước vào tham chiến trong chiến dịch Xuân Hè 1972 trong tình trạng chưa huấn luyện hoàn chỉnh, sức chiến đấu yếu. Chỉ trong vòng tháng 3 năm 1972, các đơn vị của Sư đoàn bị đánh thiệt hại nặng trước sức tấn công mãnh liệt của phía Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các căn cứ Đầu Mầu, Ba Hồ, Động Toàn, lần lượt thất thủ. Ngày [[2 tháng 4]] năm 1972, một sự kiện gây chấn động xảy ra là việc Trung tá Phạm Văn Đính, Trung đoàn trưởng, và Trung tá Vĩnh Phong, Trung đoàn phó, cùng 600 binh sĩ Trung đoàn 56 Bộ binh đóng trong căn cứ Caroll ra đầu hàng phía Quân đội Nhân dân Việt Nam.
 
Trước tình hình này, Tư lệnh Sư đoàn là tướng [[Vũ Văn Giai]] đã gọi điện cho thượng cấp của mình là Trung tướng [[Hoàng Xuân Lãm]] - Tư lệnh Quân đoàn 1 để xin ý kiến, nhưng chỉ nhận được những chỉ đạo chung chung. Ngay chính Tổng thống [[Nguyễn Văn Thiệu]], nhiều lần cùng Thủ tướng [[Trần Thiện Khiêm]], đáp máy bay đến Huế họp bàn với tướng Hoàng Xuân Lãm, tướng [[Phạm Văn Phú]] (Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh), tướng Vũ Văn Giai, nhưng vẫn không đưa ra được quyết sách cụ thể. Cuối tháng 4 năm 1972, tướng Giai gọi điện báo cáo với tướng Lãm về tình hình nguy kịch của Sư đoàn, tuy nhiên, một lần nữa tướng Lãm không phản hồi biện pháp cụ thể. Trong hoàn cảnh không còn sự lựa chọn, tướng Giai đành phải ra lệnh rút toàn bộ những gì còn lại của Sư đoàn về [[Đà Nẵng]].
 
Với thảm bại ở [[Quảng Trị]], ngày [[4 tháng 5]] năm 1972, tướng Vũ Văn Giai bị gọi về Bộ Tổng tham mưu để phúc trình sự việc, sau đó bị yêu cầu đến trình diện ở Phòng Thanh tra. Tai đây, tướng Giai bị giữ tại Đại đội Tổng hành dinh một tháng. Chính Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh truy tố tướng Giai và chuyển qua Khám Chí Hòa giam giữ chờ đưa ra tòa xét cử. Tòa án Quân sự Sài Gòn sau đó đã kết án tướng Vũ Văn Giai 5 năm tù vì tội "bất tuân thượng lệnh". Tướng Lãm cũng bị mất chức Tư lệnh Quân đoàn 1. Tướng [[Ngô Quang Trưởng]] được điều từ Quân đoàn 4 ra thay thế.
 
Có một số tài liệu ghi lại, trong thời gian đầu của Mùa Hè Đỏ Lửa, việc làm mất Quảng Trị từng khiến cho Tổng Thốngthống Thiệu muốn đổi phiên hiệu Sư đoàn 3 thành Sư đoàn 27 Bộ Binh vì ông cho rằng số 3 là con số xui. Tuy nhiên việc này đã được Trung Tướngtướng Ngô Quang Trưởng ngăn cản và cam kết sẽ biến Sư đoàn thành Sư đoàn Bộ Binh xuất sắc nhất Vùng I.{{fact}}
 
Sau thất bại thảm hại, Sư đoàn được tái tổ chức lại, chịu trách nhiệm an ninh Tiểu khu Quảng Nam, Đà Nẵng, từ Quế Sơn, Quảng Tín đến Hải Vân, Đà Nẵng. Tướng [[Nguyễn Duy Hinh]] được bổ nhiệm làm tư lệnh sư đoàn. Trong hơn một năm, Sư đoàn được củng cố và phục hồi được năng lực chiến đấu, bắt đầu thực hiện thành công trong các nhiệm vụ tái chiếm Quế Sơn, Tiên Phước.