Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Bắc ngự Liêu hạ: replaced: bệnh tậ, → bệnh tật, using AWB
Dòng 128:
Hậu nhân có nhìn nhận khác nhau nhiều về "Hi Ninh tân pháp", song dù sao hiệu quả của việc thi hành tân pháp không như kỳ vọng. Mặc dù việc thi hành tân pháp làm tăng đáng kể thu nhập tài chính quốc gia và diện tích canh tác, song lại gia tăng nghiêm trọng gánh nặng của bình dân. Trên phương diện quân sự, cải cách của Hi Ninh tân pháp dừng tại giải quyết phần ngọn, lực chiến đấu của quân đội không được cải thiện rõ ràng. Cộng thêm quan niệm của Vương An Thạch mới lạ, cần thời gian rất dài mới có thể thi hành toàn diện hơn 10 hạng mục cải cách, khiến biến pháp rơi vào khốn cảnh muốn đẩy nhanh song không đạt{{RefTag|1={{chú thích sách|author=王明蓀|title=《中國通史 宋遼金元史》〈第二章 北宋的外患-遼與夏〉|pages=第51頁}}}} Thời kỳ sau thi hành tân pháp, độ lệch giữa pháp lệnh và chấp hành ngày càng lớn, một số biện pháp từ làm lợi cho dân biến thành nhiễu dân. Trong quá trình chấp hành tân pháp, việc dùng người không thích hợp còn là nguyên nhân sau cùng làm mất lòng dân, thành viên phái biến pháp như Lã Khanh, [[Tăng Bố]], Lý Định và [[Sái Kinh]] đều là người có phẩm cách và cá tính chịu nhiều tranh nghị, bị cho là tiểu nhân. Hoàng Nhân Vũ (1918-2000) từng bình luận về cải cách này: "Trước thời chúng ta chín trăm năm, Trung Quốc đã có trù tính sử dụng biện pháp quản chế tài chính nhằm thao túng quốc sự, phạm vi và bề sâu chưa từng được đề xuất tại các khu vực khác trên thế giới."{{RefTag|1={{chú thích sách|author=黃仁宇|title=《中國大歷史》〈第十一章 北宋:大膽的試驗〉|pages=第166頁}}}}
 
Sau khi Vương An Thạch bị bãi chức, Tống Thần Tông kế tục sự nghiệp cải cách, hiệu là "Nguyên Phong cải chế". "Nguyên Phong cải chế" dù cùng với "Hi Ninh biến pháp" được gọi chung là "Hi Phong tân pháp", song cường độ thì không sánh được với "Hi Ninh biến pháp". Sau cải chế, quốc lực dần mạnh lên, Tống Thần Tông đưa trọng điểm chuyển dịch sang đối ngoại, quyết tâm tiêu diệt Tây Hạ. Tháng năm năm Hi Ninh thứ 5 (1072), Tống Thần Tông bắt đầu tây chinh, giành được đại thắng, lòng tin của Thần Tông được cổ vũ rất nhiều. Chín năm sau, vào tháng 4 năm Nguyên Phong thứ 4 (1081), Tây Hạ phát sinh chính biến, Tống Thần Tông nhân cơ hội này tiến hành tái chinh phạt Tây Hạ, không ngờ lại thảm bại, Tống Thần Tông do vậy mắc bệnh không khỏi được. Tháng một năm Nguyên Phong thứ 8 (1085), Tống Thần Tông lập lục tử [[Tống Triết Tông|Triệu Dung]] (sau đổi thành Hú) làm thái tử. Mặc dù tân pháp do Tống Thần Tông ban bố tạm thời bị mẫu hậu là [[TuyênCao NhânThao hoàng hậuThao|Cao thái hậu]] phế, song không lâu sau lại dần dần được khôi phục, trong đó không ít biện pháp vẫn duy trì đến thời kỳ Nam Tống{{RefTag|1={{chú thích sách|author=黃仁宇|title=《中國大歷史》〈第十一章 北宋:大膽的試驗〉|pages=第170頁}}}} Sau khi Tống Thần Tông băng hà, Cao thái hậu "thùy liêm thính chính", kiềm chế nghiêm khắc Tống Triết Tông Triệu Hú mới kế vị. Cao thái hậu tin dùng phái bảo thủ do Tư Mã Quang lãnh đạo, thờ ơ với Tống Triết Tông, kết quả dẫn đến phát sinh đối kháng nghiêm trọng giữa hai phe tân và cựu, đó là "Nguyên Hựu đảng tranh". Sau khi Tống Triết Tông thân chính, ông giáng chức thành viên cựu đảng, tin dùng tân đảng, sự nghiệp biến pháp do vậy có thể kế tục{{RefTag|1={{chú thích sách|author=王明蓀|title=《中國通史 宋遼金元史》〈第二章 北宋的外患-遼與夏〉|pages=第52頁}}}}.
 
=== Sự biến Tĩnh Khang ===