Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Honduras”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lịch sử: replaced: tháng 9, 19 → tháng 9 năm 19, tháng 12, 19 → tháng 12 năm 19 using AWB
Dòng 67:
Trong chuyến đi thứ tư, cũng là chuyến đi cuối cùng đến Thế giới mới của mình, [[Cristoforo Colombo|Christopher Columbus]] đã tới bờ biển Honduras năm 1502, và đổ bộ gần thị trấn Trujillo ngày nay, tại một nơi nào đó gần Phá Guaimoreto. Sau khi được người Tây Ban Nha khám phá, Honduras trở thành một phần của đế chế Tây Ban Nha rộng lớn tại Thế giới Mới bên trong Vương quốc Guatemala. Người Tây Ban Nha cai trị Honduras trong gần ba thế kỷ.
 
Honduras tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha ngày [[15 tháng 9]], năm [[1821]] cùng với các tỉnh còn lại của Trung Mỹ. Năm 1822 Quốc gia Trung Mỹ được sáp nhập vào Đế chế Mexico mới được thành lập của [[Iturbide]]. Đế chế Iturbide bị lật đổ năm 1823 và Trung Mỹ tách khỏi nó, thành lập nên Liên bang các Tỉnh Thống nhất, liên bang này giải tán năm 1838. Các bang quả Liên bang trở thành các quốc gia độc lập.
 
Sau vụ [[trận Trân Châu Cảng|tấn công Trân Châu Cảng]], Honduras gia nhập [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]] ngày 8 tháng 12 năm 1941. Chưa tới một tháng sau, ngày đầu tiên năm 1942, Honduras, cùng với 25 chính phủ khác ký kết [[Tuyên bố của Liên minh Quốc gia]]
 
Cái gọi là [[Chiến tranh Bóng đá]] năm 1969 nổ ra với El Salvador. Sau khi [[Oswaldo López Arellano]], tổng thống trước kia của Honduras, cho rằng nền kinh tế yếu kém của nước này có nguyên nhân từ số lượng người nhập cư quá đông đảo từ El Salvador, giữa hai nước luôn có sự căng thẳng. Từ thời điểm đó, quan hệ giữa El Salvador và Honduras không được cải thiện. Nó xấu đi khi El Salvador gặp Honduras ở một trận đấu vòng ba World Cup. Căng thẳng gia tăng, và vào ngày [[14 tháng 7]], năm [[1969]], quân đội Salvador tung ra cuộc tấn công vào Honduras. Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ đã đàm phán một ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực ngày [[20 tháng 7]], và quân đội Salvador rút quân vào đầu tháng 8. Cuộc chiến kéo dài chỉ khoảng 100 tiếng đồng hồ và dẫn tới cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước.
 
Trong thập kỷ 1980, Hoa Kỳ đã thiết lập sự hiện diện quân sự tại Honduras với mục tiêu ủng hộ lực lượng chống Sandinista [[Contra (du kích)|Contras]] chiến đấu chống chính phủ Nicaragua và hỗ trợ các cuộc tấn công quân sự của El Salvador chống lực lượng du kích [[Farabundo Martí National Liberation Front|FMLN]]. Dù không bị ảnh hưởng bởi những cuộc nội chiến đẫm máu đang tàn phá đất nước láng giềng, quân đội Hondura vẫn tiến hành các chiến dịch bí mật chống lại những người cánh tả.
Dòng 80:
<!--Please add new information into relevant articles of the series-->
{{morepolitics|country=Honduras}}
Một cuộc bầu cử tổng thống và tổng tuyển cử được tổ chức ngày [[27 tháng 11]], năm [[2005]]. [[Manuel Zelaya]] thuộc [[Đảng Tự do Honduras]] (Partido Liberal de Honduras: PLH) chiến thắng, [[Porfirio Pepe Lobo]] của [[Đảng Quốc gia Honduras]] (Partido Nacional de Honduras: PNH) đứng thứ hai. PNH không công nhận các kết quả bầu cử và Lobo Sosa chỉ chịu nhường bước vào ngày 7 tháng 12. Tới cuối tháng 12, chính phủ cuối cùng đã công bố kết quả tổng kiểm phiếu, trao cho Zelaya thắng lợi chính thức. Zelaya trở thành tổng thống mới của Honduras ngày [[27 tháng 1]], năm [[2006]].
 
Honduras có năm đảng chính trị đăng ký chính thức: PNH, PLH, phe [[Dân chủ Xã hội]] (Partido Innovación Nacional y Social Demócrata: PINU-SD), [[Dân chủ Thiên chúa giáo]] (Partido Demócrata-Cristiano: DC), và [[Dân chủ Thống nhất]] (Partido Unificación Democrática: UD). PNH và PLH đã cầm quyền đất nước trong nhiều thập kỷ. Những năm vừa qua, Honduras đã có năm vị tổng thống thuộc phái Tự do: [[Roberto Suazo Córdova]], [[José Azcona del Hoyo]], [[Carlos Roberto Reina]], [[Carlos Roberto Flores]] và [[Manuel Zelaya]], và hai người theo phe Quốc gia: [[Rafael Leonardo Callejas Romero]] và [[Ricardo Maduro]]. Cuộc bầu cử đã gây ra nhiều tranh cãi, gồm cả vấn đề về việc Azcona sinh ra tại Honduras hay Tây Ban Nha, hay Maduro đúng ra phải khai báo nơi sinh tại [[Panama]].
Dòng 141:
[[Ngân hàng Thế giới]] và [[Quỹ Tiền tệ Quốc tế]] xếp hạng Honduras là một trong [[Những nước nghèo nợ nhiều nhất]] đủ tư cách để được hưởng quy chế [[giảm nợ]], và việc giảm nợ đã được thông qua năm 2005.
 
Cả lĩnh vực điện (ENEE) và viễn thông (HONDUTEL) đều do các công ty độc quyền nhà nước đảm nhiệm, ENEE được chính phủ trợ cấp nhiều vì những vấn đề tài chính kinh niên của nó. Tuy nhiên, HONDUTEL không còn được độc quyền nữa, lĩnh vực viễn thông đã được mở cửa sau ngày [[25 tháng 12]], năm [[2005]]; đây là một trong những yêu cầu trước khi áp dụng [[CAFTA]]. Giá cả [[xăng dầu]] được kiểm soát, một số mặt hàng cơ bản khác cũng được [[Nghị viện Honduras|Nghị viện]] áp đặt chế độ kiểm soát giá trong những khoảng thời gian ngắn.
 
Sau nhiều năm giảm giá so với đồng dollar Mỹ, đồng [[Lempira]] đã ổn định ở mức 19 Lempiras trên 1 dollar.