Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Nạp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Bot: Di chuyển 3 liên kết ngôn ngữ đến d:Q6538990 tại Wikidata
n replaced: Hà BắcHà Bắc (3) using AWB
Dòng 3:
== Phù tá Lý Chánh Kỉ ==
 
Lý Nạp chào đời vào năm [[758]] dưới thời [[Đường Túc Tông|vua Túc Tông nhà Đường]]. Phụ thân của ông là [[Lý Hoài Ngọc]], về sau đổi tên là [[Lý Chánh Kỉ]], vốn xuất thân từ [[Cao Câu Ly]], về sau phục vụ dưới quyền tiết độ sứ Bình Lư [[Vương Huyền Chí]] và sau đó là [[Hầu Hi Dật]]<ref>Lúc này trị sở trấn Bình Lư nằm ở [[Triều Dương]], về sau mới dời đến [[Sơn Đông]]</ref><ref>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷220|quyển 220]]</ref>. Do Hầu Hi Dật bị các tướng dưới quyền bất mãn và trục xuất năm [[766]]<ref name="CDT124">''[[Cựu Đường thư]]'', [[:zh:s:舊唐書/卷124|quyển 124]].</ref>, Lý Chánh Kỉ được ủng hộ làm Tiết độ sứ ở Bình Lư, lúc này gọi là Tri Thanh. Trong thời gian tại vị, Chánh Kỉ liên kết với [[Điền Thừa Tự]] ở Ngụy Bác<ref>Trị sở nay thuộc [[Hàm Đan]], [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]], [[Trung Quốc]]</ref>, [[Lý Bảo Thần]] ở Thành Đức<ref>Trị sở nay thuộc [[Thạch Gia Trang]], [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]], [[Trung Quốc]]</ref> và [[Lương Sùng Nghĩa]] ở Sơn Nam Đông Đạo<ref>Trị sở thuộc [[Tương Phàn]], [[Hồ Bắc]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref> mưu đồ li khai, đem chức vị truyền cho tử tôn. Để thắt chặt quan hệ, các trấn bàn việc hôn nhân, trong đó [[Lý Bảo Thần]] và [[Lý Chánh Kỉ]] kết thông gia, Bảo Thần gả con gái mình cho Lý Nạp, sinh ra [[Lý Sư Đạo]]. Trấn Bình Lư về cơ bản là bán độc lập với triều đình [[nhà Đường]]<ref>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷223|quyển 223]]</ref>.
 
Khi Lý Nạp còn nhỏ, nhân Lý Chánh Kỉ đem quân hỗ trợ triều đình chống sự xâm lược của [[Thổ Phiên]] vào mỗi mùa thu, từng cho Lý Nạp làm đại tướng chỉ huy. Ông được vào [[Trường An]] yết kiến [[Đường Đại Tông|vua Đại Tông]], được bái Điện trung thừa kiêm Thị ngự sử, ban tử kim ngư đại; sau là Lịch kiểm giáo thương bộ lang trung kiêm Tổng phụ binh, Tri châu thứ sử<ref name="CDT124" />. Khi [[Lý Chánh Kỉ]] đem quân hỗ trợ triều đình chống lại Tiết độ sứ Ngụy Bác [[Điền Thừa Tự]] năm [[775]], giao cho ông làm Tiết độ quan sát lưu hậu. Sau Lý Chánh Kỉ dời phủ từ Thanh Châu<ref>[[Duy Phường]], [[Sơn Đông]], [[Trung Quốc]] ngày nay</ref> đến đất mới là Vận châu vừa chiếm được từ Biện Tống<ref>Trị sở thuộc [[Khai Phong]], [[Hà Nam]], [[Trung Quốc]]. Lý Chánh Kỉ chiếm được 5 châu của trấn này sau cuộc nổi dậy của [[Lý Linh Diệu]]</ref>, đã dời Lý Nạp làm Thứ sử Thanh châu, coi giữ phủ cũ, lại phong Hành quân tư mã, kiêm thứ sử Tào châu; rồi Tào, Bộc, Từ, Duyện, Nghi, Hải lưu hậu, gia Ngự sử đại phu.
Dòng 32:
Năm [[786]], Tiết độ sứ Nghĩa Thành<ref>Trị sở nay thuộc [[An Dương]], [[Hà Nam]], [[Trung Quốc]]</ref> là [[Lý Trừng]] hoăng, [[Giả Đam]] lên thay, sai sứ đến hòa giải với Lý Nạp, từ đó hai trấn bớt việc xung đột<ref>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷232|quyển 232]]</ref>.
 
Năm [[790]], có tin đồn rằng Lý Nạp có ý định đưa [[Điền Triều]] (con trai nhỏ của [[Điền Thừa Tự]]) trở về Ngụy Bác để tranh quyền với Tiết độ sứ [[Điền Tự]] (người đã giết chết [[Điền Duyệt]] năm [[784]]), Điền Tự lo sợ và nghe theo lời của gia thần [[Trương Quang Tá]], dùng lễ vật hậu hĩnh lấy lòng Lý Nạp và khuyên ông đưa Điền Triều về [[Trường An]], đồng thời chấp nhận hàng thứ sử Lệ châu [[Triệu Hạo]] (người trước đó đã dâng châu này cho [[Vương Vũ Tuấn]]). Lý Nạp chấp thuận, tiếp quản Lệ châu. Do việc này mà [[Vương Vũ Tuấn]] cực kì tức giận. [[Điền Tự]] còn giả chiếu chỉ của vua Đức Tông, trong chiếu công nhận Lệ châu thuộc Bình Lư. [[Vương Vũ Tuấn]] nộ thậm, sai con là [[Vương Sĩ Thanh]] dẫn quân tấn công Bối châu<ref>[[Hình Đài]], [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref>, chiếm được bốn quận của châu này. Mùa đông năm đó, triều đình ra mặt hòa giải, ra lệnh cho Lý Nạp trả lại Lệ châu cho [[Vương Vũ Tuấn]]. Lý Nạp cũng yêu cầu Vũ Tuấn trả lại bốn quận đã chiếm cho Ngụy Bác, Vũ Tuấn chấp thuận. Lý Nạp sau đó đồng ý trả lại Lệ châu<ref>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷233|quyển 233]]</ref>.
 
Năm [[792]], Lý Nạp qua đời, hưởng thọ là 35 tuổi. Đức Tông phế triều ba ngày, truy tặng Phụ hữu sai<ref name=CDT124 />. Quân trung ủng hộ người con của ông là [[Lý Sư Cổ]] lên nắm quyền ở Bình Lư. Triều đình [[nhà Đường]] công nhận ngôi vị của Lý Sư Cổ<ref>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷234|quyển 234]]</ref>.