Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thần Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Upcoder (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Duyenkiep (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 29:
|nơi an táng = [[Định Lăng]], [[Minh Thập Tam Lăng]]
}}
[[Tập tin:Wanli-Emperor.jpg|nhỏ|Minh Thần Tông Vạn Lịch hoàng đế Chu Dực Quân]]
'''Minh Thần Tông''' ([[chữ Hán]]: 明神宗, [[4 tháng 9]], [[1563]] – [[18 tháng 8]], [[1620]]) hay '''Vạn Lịch Đế''' (萬曆帝), là [[Hoàng đế]] thứ 14 của [[nhà Minh]]. Ông trị vì trong 48 năm, lâu dài nhất trong các vị Hoàng đế nhà Minh và triều đại của ông cũng chứng kiến sự suy tàn dần dần của nhà Minh.
 
Hàng 82 ⟶ 83:
 
Tuy không lập được con thứ làm [[Hoàng thái tử]], nhưng sự sủng ái của Vạn Lịch Đế với Chu Thường Tuấn không giảm bớt, ông phong cho con làm Phúc vương, đất phong ở [[Lạc Dương]], [[Hà Nam]]. Chu Thường Tuấn giống như cha mình, suốt ngày chỉ biết ăn chơi và vơ vét của cải nhân dân, đương thời nói rằng nhà Phúc vương còn giàu hơn cả quốc khố Đại Minh. Vì chỉ biết hưởng thụ nên người Phúc vương béo mập, di chuyển khó khăn. Tương truyền lúc [[Lý Tự Thành]] nổi dậy, Phúc vương vì quá to béo nên không chạy trốn nổi, bị quân khởi nghĩa bắt được, quân khởi nghĩa liền đem ông ta giết đi rồi lấy mỡ làm dầu đốt đèn, dùng mãi không hết.
[[Tập tin:Golden Crown Replica of King Wanli.jpg|trái|nhỏ|Vương miện (mô phỏng) của Minh Thần Tông]]
 
Vạn Lịch đế bắt đầu đi vào lối sống của người hiện đại, tiêu tiền như bùn rác. Quốc khố sạch trơn. Vạn Lịch đế cũng chứng kiến các [[nhà truyền đạo]] [[Thiên Chúa giáo]] đầu tiên ở [[Bắc Kinh]], [[Matteo Ricci]]. Ông đã mời Ricci về Bắc Kinh ở, Ricci ở đó tới năm 1610 thì mất.
 
Hàng 89 ⟶ 90:
Thời Vạn Lịch Đế trị vì, đã xuất hiện mầm mống liên quan tới [[chủ nghĩa tư bản]], [[kinh tế]] [[thị trường]] bắt đầu đổi mới, [[khoa học kĩ thuật]] bắt đầu phát triển nhanh hơn. Chính những nhà tư sản mới nổi này vì muốn giành được địa vị cao hơn trong xã hội nên đã cấu kết với hệ thống quan liêu để nắm vững những đặc quyền về kinh tế, từ đó thâu tóm được quyền lực thực tế. Giao dịch này có thể hiểu là thương nhân được ngầm chấp nhận buôn lậu những mặt hàng cấm như muối, ngựa hay thậm chí là vũ khí, đổi lại những nguồn thuế phải nộp lên triều đình bây giờ trực tiếp chảy vào túi quan lại. Liên minh quan - thương này còn ra tay chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, khiến hàng triệu người mất nhà cửa, phải vào cảnh bán vợ bán con và lưu lạc tứ phương. Những việc này xảy ra rất trầm trọng ở những nơi như [[Thiểm Tây]], Giang Nam. Việc này đã khiến nhà Minh vốn chỉ sống bằng thuế nông nghiệp đã nghèo nay lại càng nghèo hơn. Tuy nhiên chủ nghĩa tư bản mới chớm nở ở nhà Minh đã nhanh chóng bị dập tắt bởi vó ngựa [[Nhà Thanh|Mãn Thanh]]. Khi quân Thanh vào quan, vì để dễ dàng cai trị lãnh thổ Trung Hoa nên nhà Thanh chấp nhận sử dụng lại các quan viên cũ nhà Minh cũng như sự hủ bại của họ, trên cơ bản nhà Thanh là vương triều chấp nhận quan lại tham nhũng chỉ miễn rằng không tạo phản. Nhưng nhà Thanh cũng nhận thức được sự nguy hiểm của mối liên minh quan - thương nên quyết định tàn sát và cướp bóc những người thuộc giai cấp tư sản mới nổi này vì họ không có địa vị và quyền lực cao trong xã hội. Những quan viên cũ của nhà Minh thấy vậy sợ hãi nên cũng giảm sự nhũng nhiễu, tăng cường làm việc để không phải bị tội. Nhờ vậy mà những năm đầu nhà Thanh duy trì được sự ổn định và có tiền tài để tiếp tục chinh chiến, thống nhất Trung Hoa.
 
Cuối đời ông, triều đình nhà Minh phải chứng kiến một vụ tai tiếng nữa. Năm 1615, một người đàn ông tên Trương Sái, chỉ có một cây côn gỗ trong tay thế mà đánh đuổi được thái giám canh gác cửa cung, sau đó xông vào Từ Khánh cung, rồi đến Đông cung của Thái tử. Trương bị bắt và ném vào thiên lao. Những lời khai ban đầu cho rằng Trương là kẻ điên, tuy nhiên sau đó Trương đã thú nhận mình được thuê bởi 2 thái giám phục vụ Trịnh quýQuý phi. Hai thái giám đã hứa sẽ thưởng cho Trương nếu thành công tấn công Thái tử, tuy nhiên việc lỡ ra nên liên lụy đến Trịnh thị. Được xem những bằng chứng buộc tội và vì tính nghiêm trọng của vụ án, Vạn Lịch vì muốn bảo toàn Trịnh thị nên đã tự mình xét án. Hoàng đế đổ hết trách nhiệm cho 2 thái giám, sau đó lôi họ ra chém cùng với Trương Sái. Tuy nhanh chóng được bưng bít, vụ án vẫn lọt ra ngoài để dân chúng bàn tán và trở thành một trong tam đại án nhà Minh.
 
== Qua đời ==