Hoan nghênh sửa

Chào Duyenkiep, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào Wikipedia tiếng Việt! Rất cảm ơn những đóng góp của bạn! Dưới đây là một số liên kết có thể có ích cho bạn:

Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Bạn nên tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về Thái độ trung lậpQuyền tác giả. Đừng chép nguyên văn bài bên ngoài khi viết bài mới cũng như không truyền hình ảnh thiếu nguồn gốc và bản quyền lên Wikipedia. Cũng xin vui lòng không đăng nội dung thông tin quảng cáo, những liên kết ngoài có tính chất mua bán, thương mại tại đây. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.

Mời bạn tự giới thiệu về bản thân trên trang thành viên của mình tại Thành viên:Duyenkiep. Trang này dành cho thông tin và tiện ích cá nhân trong quá trình làm việc với Wikipedia.

Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, đừng thử vào bài có sẵn. Nếu không có sẵn bộ gõ tiếng Việt (Unikey hoặc Vietkey...) bạn dùng chức năng gõ tiếng Việt ở cột bên trái màn hình.

Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Cảm ơn bạn! --Trongnhan (Thảo luận) 02:45, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Góp ý sửa

Tôi rất cảm ơn các đóng góp tích cực gần đây của bạn, và cũng rất cảm ơn bạn đã giúp tôi sửa chữa bài Thường An công chúa, vốn thuộc về một mảng mà tôi không rành. Nhưng tôi cũng xin góp ý với bạn đôi điều:

  1. Bạn không nên trong một bài mà đặt liên kết đến một mục từ duy nhất quá nhiều lần (như khi bạn đặt khá nhiều liên kết wiki đến bài viết Minh Thế Tông trong bài Thường An công chúa), chúng được gọi là liên kết thừa và bạn chỉ nên giữ lại một liên kết duy nhất đến một mục từ, trừ khi thật sự cần thiết.
  2. Các câu ghi chú, như giải thích hay diễn giải cái gì đó trong bài chẳng hạn, bạn không nên kẹp chúng vào thẻ <ref> vì khi làm vậy thì các ghi chú và chú thích nguồn sẽ bị lẫn lộn vào đề mục "Tham khảo" (có khi là "Chú thích"), bạn nên kẹp các ghi chú vào thẻ {{efn|<câu ghi chú nằm ở đây>}} và ở trên đề mục "Tham khảo" (hay "Chú thích"), bạn hãy tạo một đề mục nữa tên là "Ghi chú" rồi ở trong đề mục đó, bạn đặt bản mẫu {{notelist}} vào, cũng giống như bản mẫu {{tham khảo}} trong đề mục "Tham khảo" vậy.
  3. Nên ưu tiên dùng những từ gần với cách dùng phổ biến hiện nay trong cộng đồng người sử dụng tiếng Việt như "cha", "mẹ"... chứ không nên dùng các từ như "phụ thân", "mẫu thân", "phụ hoàng"... trong các bài về nhân vật hoàng gia TQ xưa, đương nhiên đó có thể là cách dùng phổ biến vào thời đó, nhưng Wikipedia cung cấp kiến thức cho rất nhiều đối tượng, từ những người có chuyên môn cao đến các độc giả phổ thông, nên thông tin trên Wikipedia tiếng Việt phải thật quen thuộc và dễ hiểu để phục vụ các độc giả phổ thông dùng tiếng Việt. Đương nhiên không phải ý tôi là không được dùng, nhưng chỉ nên dùng ít thôi, có thể là 1-2 lần trong một bài chẳng hạn.

Đôi lời. Hy vọng bạn có thể khắc phục những điểm này và cũng chúc bạn có thêm thật nhiều đóng góp bổ ích cho Wikipedia tiếng Việt. Và tôi cũng rất mong nhận được sự giúp đỡ từ bạn, do tôi còn là thành viên mới nên còn nhiều thứ chưa biết, nhất là về mảng lịch sử. - jan Win (tl~đg) 05:42, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời