Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lộc Đỉnh ký”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tiêu đề: replaced: kí]] → ký]] using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 71:
Thay vào đó, trong Lộc Đỉnh ký, Kim Dung đã làm mờ ranh giới giữa cái trắng và cái đen truyền thống, giữa người Hán và các bộ lạc ngoài biên ải, khắc họa hình ảnh Hoàng đế Mãn Châu Khang Hy như một người trị vì thông minh, biết quan tâm đến dân chúng dù họ không luôn luôn ủng hộ mình. Đôi khi ông tàn nhẫn nhưng xét đến cùng những hành động của ông nâng cao đời sống của người dân, ông vẫn là một đấng minh quân (Khang Hy được sử sách ghi nhớ như là một trong những vị vua Trung Quốc vĩ đại nhất).
 
Tuy nhiên bộ sách cũng lên án nặng nề những vụ án văn tự ngục vào thời nhà Thanh, điển hình là chuyện bị khám nhà diệt tộc của nhà họ Trang ở đầu truyện. Trang Đình Long biên soạn bộ Minh sử, vì trong đó có nhiều câu chê Thanh khen Minh mà bị tên Ngô Chi Vinh tố giác, cuối cùng cả nhà nam phải chịu chém đầu nữ phải bị lưu đày, bản thân tuy đã chết nhưng vẫn bị mở quan tài băm xác, người biên soạn chung, người đã đọc và người bán sách đều phải chịu chung số phận. Trong thời đại phong kiến không có nhân quyền, kẻ dám có lời phỉ báng, thậm chí chỉ có lời bất mãn với chính quyền thì đều phải nhận cái kết thảm khốc, vì để giữ vững giang sơn thì ai cũng có thể giết, dù là nổi tiếng Anhanh minh nhân từ như Khang Hi cũng không ngoại lệ.
 
Mặt khác, phong trào yêu nước phản Thanh phục Minh lại đặt sự hy vọng và ngu trung vào vương gia bất tài Trịnh Khắc Sảng ở đảo Đài Loan, chiến đấu cho nguyện vọng không hòa hợp với mong muốn của người dân. Phong cách này hầu như đối lập hoàn toàn với những lập trường mà Kim Dung đã từng thể hiện trước đó.