Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người Tráng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cho kết luận của Kelley vào chú thích
Dòng 281:
]]
 
Người Thái (Thái Lan) và người Tráng, ngày nay sống rất xa nhau và hai nhóm này bản thân họ cũng có rất ít cảm giác về sự tương đồng.<ref name="AASSDDFFTT">{{chú thích sách | last = University of Texas, Arlington | first = Department of Linguistic and TESOL| authorlink = | coauthors = Jerold A. Edmondson| title = the power of language over the past: Tai settlement and Tai linguistics in southern China and northern Vietnam | publisher = | year =| location = | pages = 14| url = http://www.uta.edu/faculty/jerry/pol.pdf| doi = | id = | isbn = }}</ref> Nhưng vào thời đại xa xưa họ hẳn đã phải sống cùng nhau.<ref name="AASSDDFFTT" /> Cả hai nhóm này chia sẻ những từ vựng rất tương đồng: ''khaau'' 'gạo', ''lao'' 'rượu', ''khwaai'' 'trâu', ''mu'' 'lợn', ''ma'' 'chó'; tất cả những cụm từ về sản xuất gia đình, vật nuôi, nông nghiệp này đều tương đồng.<ref name="AASSDDFFTT" /> Jerold A. Edmondson thuộc đại học Texas tại Arlington, trích dẫn bài báo của Phạm Hồng Quý (Fan Honggui 范宏貴) (1989), chỉ ra rằng người Thái và người Tráng có cùng một tên gọi, Keo (''Kɛɛu<sup>A1</sup>''), chỉ người Việt Nam.<ref name="PPUUTTQQ">{{chú thích sách | last = University of Texas, Arlington | first = Department of Linguistic and TESOL| authorlink = | coauthors = Jerold A. Edmondson| title = the power of language over the past: Tai settlement and Tai linguistics in southern China and northern Vietnam | publisher = | year =| location = | pages = 15| url = http://www.uta.edu/faculty/jerry/pol.pdf| doi = | id = | isbn = }}</ref> Từ này được lấy từ tên của một quận hay nơi đồn trú của quân đội Trung Hoa gọi là Giao Chỉ (Jiaozhi 交址), thành lập ở Việt Nam khoảng năm 112 TCN, cùng tám quận khác: Nam Hải (Nanhai 南海), Uất Lâm (Yulin hoặc Guilin 郁林), Thương Ngô (Cangwu 苍梧), Hợp Phố (Hepu 合浦), Cửu Chân (Jiuzhen 九真), Nhật Nam (Rinan 日南), Châu Nhai (Zhuya 珠崖), và Đam Nhĩ (Dan’er 儋耳). Trong các quận này, Giao Chỉ, nằm ở đồng bằng sông Hồng, là quan trọng nhất và tồn tại trong suốt 200 năm. Tên này trở thành tên gọi chỉ Việt Nam hoặc người Việt Nam không sớm hơn năm 112 TCN, và do đó nó làm căn cứ cho thời điểm sớm nhất mà người Thái di cư vào vùng Đông Nam Á.<ref name="PPUUTTQQ" /><br />James R. Chamberlain trích dẫn Leonardcho Aurousseau (1923) chỉ ra rằng Giao Chỉ (''jiāo zhǐ'' 交趾) được nhắc đến lần đầu tiên với tên gọi Kiao-chi dùng để chỉ các vùng đất phía nam được tìm thấy trong cuốn sách ''Li-Ki'' và ''Lu-che Tch'ouen-ts'ieou''.<ref name="ChamberlainA">[http://sealang.net/sala/archives/pdf8/chamberlain1998origin.pdf Chamberlain, James R. (1998). The Origin of the Sek: Implications for Tai and Vietnamese History]". ''Journal of the Siam Society'' 86.1 & 86.2: 46.</ref> Giao (jiāo 交) trong Giao Chỉ là tên gọi mà các dân tộc phi-Tai dùng để chỉ người Tai, và chỉ sau này từ này được dùng để chỉ dân An Nam.<ref name="fggA" />{{refn|group=note|Michel Ferlus (2009) chỉ ra rằng Giao (jiāo 交) trong Giao Chỉ và Keo ('''kɛːw<sup>A1</sup>'''), một tên gọi mà các dân tộc Tai dùng để chỉ người Việtdân sống tại An Nam, có cùng gốc với tộc danh của người Lào (lǎo 獠) và Gelao (Cờ Lao) một nhóm thuộc nhánh Kra.<ref name="MichelFerlus1">[https://hal.inria.fr/halshs-01182596/document Ferlus, Michel (2009). Formation of Ethnonyms in Southeast Asia]. ''42nd International Conference on Sino-Tibetan Languages and Linguistics, Nov 2009, Chiang Mai, Thailand. 2009'', pp.3-4.</ref> Chúng bắt nguồn từ nguyên ngữ '''*k.raːw'''.<ref name="MichelFerlus1" /> Các phục nguyên cho ''jiāo'' 交 và ''lǎo'' 獠 như sau<ref name="MichelFerlus1" />:
 
{{Quote box
Dòng 294:
|align = center
}}
'''kɛːw<sup>A1</sup>''' khởi nguyên là tên gọi mà các nhóm dân khác dùng để chỉ các dân tộc Tai. Trong tiếng Pu Péo (nhánh Kra), '''kew''' vẫn được dùng để chỉ người Tày ở miền bắc Việt Nam<ref name="Michel Ferlus">[https://hal.inria.fr/halshs-01182596/document Ferlus, Michel (2009). Formation of Ethnonyms in Southeast Asia]. ''42nd International Conference on Sino-Tibetan Languages and Linguistics, Nov 2009, Chiang Mai, Thailand. 2009'', p. 4.</ref>. Chỉ sau này, từ này mới được dùng để chỉ dân An Nam.<ref name="fggA" />}} Chamberlain (2016) cùng với Michael Churchman (2010) đồng ý rằng cư dân gốc tại khu vực đã từng là Giao Chỉ và vùng duyên hải lân cận là Hlai (Li) và sau đó là Tai khi họ di cư từ phía đông bắc tới lấn át vùng sinh sống của Hlai<ref name="MichaelChurchman1">[http://chl-old.anu.edu.au/publications/csds/csds2010/04-2_Churchman_2010.pdf Churchman, Michael (2010). ''Before Chinese and Vietnamese in the Red River Plain: The Han–Tang Period]. ''Chinese Southern Diaspora Studies'', Vol. 4: 25-37.</ref><ref name="LKOI">[https://www.academia.edu/26296118/Kra-Dai_and_the_Proto-History_of_South_China_and_Vietnam Chamberlain, James R. (2016). ''Kra-Dai and the Proto-History of South China and Vietnam]. ''Journal of the Siam Society'', Vol. 104: 27-71.</ref> chứ không phải Austro-Asiatic như một số học giả tại Việt Nam vẫn nghĩ. Trên thực tế, hầu như tất cả các thông tin được ghi chép lại về cổ sử Việt Nam đều là sáng chế vào thời trung cổ, vì chính vào giai đoạn này một số học giả Việt Nam cố gắng tạo ra một lịch sử linh thiêng hơn cho họ.<ref name="LiamKelleyA">[http://www.academia.edu/3659357/Tai_Words_and_the_Place_of_the_Tai_in_the_Vietnamese_Past Kelley, Liam C. (2013). Tai Words and the Place of the Tai in the Vietnamese Past]". ''Journal of the Siam Society'' Vol. 101: 73.</ref>{{refn|group=note|Trong bài viết "''Hồng Bàng thị truyện là một truyền thống được chế ra của người Việt Nam thời trung cổ''", Liam C. Kelley (2012) chứng minh rằng các truyền thuyết về nguồn gốc của những người mà ngày nay được gọi là "Việt" trên thực tế được viết ra vào thời Trung Cổ và một quá trinh tương tự cũng diễn ra tại Quảng Đông và Tứ Xuyên nơi các lãnh chúa Hán địa phương cố sáng tạo ra nguồn gốc riêng cho bản thân. Kết luận của Liam C. Kelley như sau:
 
<blockquote>''...Hùng Vương không hề tồn tại. Thay vào đó, họ được chế ra vào thời trung cổ, là một phần trong quá trình mà tầng lớp quý tộc Hán ở đồng bằng sông Hồng đầu tiên sáng tạo ra và sau đó diễn đạt dưới dạng một bản sắc khác so với di sản văn hóa Trung Hoa (tại Giao Chỉ). Điều này không phải để nói rằng không có các hình thái xã hội tồn tại ở vùng đồng bằng sông Hồng vào thiên niên kỷ thứ nhất TCN. Trống đồng và các tạo tác nghệ thuật khác mà các nhà khảo cổ học thế kỷ 20 đã khai quật cho thấy rằng các xã hội đó chắc chắn có tồn tại. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chứng tỏ rằng các học giả Việt Nam thời trung cổ biết về những trống đồng này hoặc những người sử dụng chúng. Đó là một truyền thuyết được chế ra vào thế kỷ 20. Tuy vậy, những gì mà tầng lớp quý tộc Hán thời trung cổ biết tới là các ghi chép cổ, và họ dựa trên những ghi chép cổ để làm tư liệu và cảm hứng để sáng tạo ra một lịch sử cũng như bản sắc địa phương cho bản thân. Tầng lớp quý tộc Hán ở đồng bằng sông Hồng không hề đơn độc trong việc này. Các học giả tại các vùng khác nhau của đế chế Trung Hoa, chẳng hạn Tứ Xuyên và Quảng Đông, tham gia vào những việc tương tự vào cùng thời. Toàn bộ trên khu vực rộng lớn này trong gần như cùng một giai đoạn, các học giả hướng con mắt và sự chú ý của mình vào vùng bản địa của họ. Họ sáng tạo ra các ghi chép về vùng đất của mình, chẳng hạn như các câu chuyện chí quái, bằng việc kiểm tra những điều đã được viết ra trước về khu vực của mình. Trong quá trình này, họ góp phần vào việc hình thành nên bản sắc địa phương. Sau cùng, công việc khơi mào bởi tầng lớp quý tộc Hán thời trung cổ ở nơi mà ngày nay là Việt Nam tiến xa nhất. Qua nhiều thế kỷ, các truyền thuyết họ sáng chế ra đã trở thành bản sắc không thể thay đổi. Thực vậy, nửa thế kỷ qua, dưới sự áp đảo của chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam, những truyền thuyết được tầng lớp quý tộc Hán tạo ra thời trung cổ tại Việt Nam ngày nay đã trở thành sự thật không thể bị thách thức.''<ref name="LiamCKelleyKK">[http://www.academia.edu/3554295/The_Biography_of_the_H%E1%BB%93ng_B%C3%A0ng_Clan_as_a_Medieval_Vietnamese_Invented_Tradition Kelley, Liam C. (2012). The Biography of the Hồng Bàng Clan as a Medieval Vietnamese Invented Tradition]". ''Journal of Vietnamese Studies,'' Vol. 7, No. 2: 122, published by: University of California Press.</ref></blockquote>}}
 
Sau khi bành trướng và thiết lập nền cai trị ở phương nam, các triều đại Trung Hoa bắt đầu đặt họ cho các cư dân bản địa. Quá trình này diễn ra đặc biệt mạnh mẽ vào thời [[Nam-Bắc triều (Trung Quốc)|Nam Bắc triều]] (420-589).<ref name="PPUUTTQQ" /> Nhưng điều này không xảy ra với người Thái vì họ không có [[Tên người Thái Lan|phong tục đặt họ cho con cái]] cho đến [[Rama VI|triều đại của Rama VI]] khoảng 100 năm trước.<ref name="PPUUTTQQ" /> Do đó thời gian muộn nhất có thể mà người Thái rời khỏi lãnh thổ Trung Hoa là vào thời Nam Bắc Triều.<ref name="PPUUTTQQ" /> Tuy nhiên Pittayawat Pittayaporn (2014) cho rằng thời gian Tai Tây Nam tách khỏi Tai Nguyên Thủy diễn ra rất gần đây, vào khoảng thế kỷ 8-thế kỷ 10.<ref name="PittayawatPittayaporn">[http://www.manusya.journals.chula.ac.th/files/essay/Pittayawat%2047-68.pdf Pittayaporn, Pittayawat (2014). Layers of Chinese Loanwords in Proto-Southwestern Tai as Evidence for the Dating of the Spread of Southwestern Tai]. ''MANUSYA: Journal of Humanities,'' Special Issue No 20: 47-64.</ref> Do đó thời gian người Thái di cư từ Quảng Tây xuống phía nam vào khu vực phía bắc Lào và Thái Lan ngày nay cũng diễn ra vào khoảng thế kỷ 8-thế kỷ 10.