Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wernher von Braun”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
tuổi thơ wernher von braun
n →‎Tiểu sử: replaced: : → :, Hội Đồng → Hội đồng, Thành Phố → Thành phố, Du Lịch → Du lịch (3) using AWB
Dòng 2:
 
== Tiểu sử ==
Wernher Von Braun sinh ngày 23-3-1912 tại miền Đông nước Đức. Wernher là con thứ hai trong ba người con trai của Nam Tước Magnus Von Braun. Năm Wernher von Braun 13 tuổi, theo nghi thức đạo Tin lành, người ta đã tổ chức lễ xác nhận tín ngưỡng cho tín đồ mới và nhân dịp này “thành viên mới” của giáo phận đã may mắn được nhận chiếc kính thiên văn - quà tặng của mẹ. cũng trong năm ấy Von Braun ước mơ dùng tên lửa chinh phục không gian sau khi tình cờ đọc được cuốn sách mang tên "Tên lửa trong không gian liên hành tinh" của Obeth, Ngay khi ấy Wernhervon Braun đã bộc lộ tình cảm đam mê kỹ thuật “bùng nổ”. '''Trong cuốn hồi ký của mình, ông đã thích thú mô tả việc''' nhồi thuốc súng vào một chiếc xe của trẻ em rồi châm lửa đốt. Chiếc xe chạy thục mạng như một con quái vật, gây kinh hoàng cho khách qua đường và làm cho bầy ngựa bạt vía. Cậu bị cảnh sát dẫn về nhà. Để được nhận lại chiếc xe bị cảnh sát tịch thu, ông bố sau đó phải “bở hơi tai” xin xỏ viên sĩ quan Đồn trưởng cảnh sát. Vào năm 1928, Hội Du Lịchlịch Không Gian (Verein fur Raumschiffahrt) được Obeth lập ra. Hội này xuất bản mỗi tháng một tờ báo lấy tên là "Hỏa Tiễn" và tập hợp được một số nhà bác học cùng các thanh niên Đức say mê hỏa tiễn, trong đó có một thanh niên trẻ tham gia, tên anh ấy là Wernher von Braun. Tại Reinickendorf, ngoại ô của thành phố Berlin, có một khoảng đất trống. Hội Du Lịchlịch Không Gian liền ký một giao kèo với Hội Đồngđồng Thành Phốphố vào ngày 27-9-1930 để thuê khoảng đất kể trên với giá là 1,500 đồng trong một năm. Khoảng đất này được đặt tên một cách hãnh diện là "Phi Trường Hỏa Tiễn". Nhiều người tình nguyện giúp sức vào công cuộc thí nghiệm. Tại nới đây có mặt đầy đủ các nhà kỹ thuật nhiều thiện chí : kỹ sư, thợ máy, hóa học gia, phi công… Hội Du Lịchlịch Không Gian tuy không giàu về ngân quỹ nhưng các hỏa tiễn Mirak loại nhỏ cũng ra đời. Tính tới năm 1932, Oberth, Ley, Von Braun và các hội viên khác đã thành công trong 85 lần thử và một trong các hỏa tiễn đã lên cao được một dặm, đạt kỷ lục của thời đó.
 
Ông tốt nghiệp kỹ sư tại Viện Kỹ thuật Berlin năm 1932, rồi trở thành Tiến sĩ Vật lý của Trường Đại học Berlin hai năm sau đó.
Dòng 10:
Đến khi quân đội Đức bắt đầu thua ở khắp các mặt trận, Hitler mới hạ lệnh cấp tốc chế tạo tên lửa như một trong những cứu tinh nhằm tránh thất bại. Tháng 7-1943, Von Braun được giao nhiệm vụ cùng 5.000 người dưới quyền phát triển thật nhanh các tên lửa cho quân đội Đức. Tuy nhiên, tháng 12-1943, ông bị bắt giam trong nửa tháng vì bị tố cáo chú trọng đến chinh phục không gian hơn là phát triển những tên lửa chiến tranh. Sau cuộc đổ bộ của quân đội Đồng minh tại Normandie, 2 loại "bom bay" V1 và V2 của quân đội Đức đã lần lượt tung hoành trên chiến trường, gây nhiều tổn thất cho đối phương. Đây là những tên lửa hành trình mang theo đầu đạn đầu tiên của thế giới. 
 
Khi Chiến tranh thế giới thứ 2 gần kết thúc trên chiến trường châu Âu, Mỹ đã tiến hành một chiến dịch tuyệt mật mang tên Paperclip để tìm và đưa về Mỹ các nhà khoa học Đức. Von Braun quyết định tới gặp quân đội Mỹ và được đưa tới Fort Strong, bang Massachusetts vào ngày 20-9-1945. Tại Mỹ, ông tiếp tục chương trình nghiên cứu phát triển các tên lửa mới dựa trên mô hình tên lửa V2. Tháng 9-1956, Von Braun nghiên cứu thành công loại tên lửa Jupiter-C tầm bay 5.300km300 km. Ước mơ thám hiểm vũ trụ của Von Braun lại trỗi dậy và ông hy vọng loại tên lửa 4 tầng Jupiter-C sẽ được dùng vào việc phóng vệ tinh. 
 
Cơ hội ấy đã đến khi cuộc chạy đua vào vũ trụ giữa Mỹ và Liên Xô bắt đầu với việc Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik 1 vào ngày 4-10-1957. Von Braun là người được Chính phủ Mỹ giao phụ trách dự án phóng một vệ tinh lên quỹ đạo trong thời gian ngắn nhất. Ngày 31-1-1958, tên lửa Jupiter-C đã đưa "Thám hiểm I" (Explorer I), vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Mỹ, vào quỹ đạo. Năm 1961, Alan B. Shepard, nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Mỹ cũng được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Redstone do ông phát triển.