Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kiev Rus'”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Greenknight dv đã đổi Nga Kiev thành Rus' Kiev: biết là không chính xác sao vẫn dùng
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 56:
 
Đại công quốc Kiev chính thức do hoàng thân [[Oleg xứ Novgorod]] lập nên vào năm [[880]] rồi liên tục được mở rộng bằng cách thôn tính các vùng đất của [[người Đông Slav]] và [[người Finnic|Finnic]]. Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ 11, nhà nước này bắt đầu suy yếu và tan ra. Cuộc [[Đế quốc Mông Cổ xâm lược Nga|xâm lăng]] của [[đế quốc Mông Cổ]] những năm [[1237]]-[[1240]] đã tiêu diệt Đại công quốc Kiev.
 
== Tham khảo ==
Các đại công ở Rus Kiev:
{{tham khảo|2}}
# Riurik: 862-879, đại công đầu tiên của công quốc Kiev - Novgorod, xuất thân là người Variak
# Oleg I: 879-912, con trai của Hvitserk (người Na-uy) và là anh rể của Riurik, được Riurik ủy thác quản lý cả công quốc và con trai của mình (tức vua Riurik) là Igor.
# Igor I: 914-945. Theo ''Biên niên sử'', Igor là con trai của Riurik; thay thế chú là Oleg quản lý công quốc từ năm 914. Bị người Drevlians ám sát năm 945
# Nữ hoàng Olga: 945-963, vợ và là người nhiếp chính cho chồng là Igor sau khi ông ta bị ám sát năm 945. Bà làm nhiếp chính thay con trai là Sviatoslav I còn nhỏ tuổi (ông lúc đó mới 3 tuổi) cho đến khi qua đời.
# Sviatoslav I: 945-972, con trai của Igor, chính thức đăng quang năm 964 sau khi mẹ qua đời. Thời Sviatoslav, công quốc Kiev dời đô từ Kiev về Pereyaslavets (được xác định là làng Nufăru, Romania ngày nay)<ref>Stephenson, Paul (2000), ''Byzantium's Balkan Frontier: A Political Study of the Northern Balkans, 900-1204''. Cambridge University Press,  P. 56. ISBN 9780521770170</ref> vào năm 969. Ông nhiều lần tấn công Byzantium, Bulgaria; về sau bị người Pechenegs hạ sát trong một trận phục kích<ref>"Sviatoslav I Ihorovych", Internet Encyclopedia of Ukraine </ref>. Ông mất bất ngờ không để lại di chúc, để lại hậu quả là cảnh chiến tranh giành ngôi tương tàn giữa các con của ông.
# Yaropolk I Sviatoslavich: 972-980. Ông là con trai của Sviatoslav I, anh trai của Oleg II Drevlyans và Vladimir I; bị em trai là Vladimir liên kết với người Na-uy cướp ngôi và giết chết.
# Oleg II Drevlyans: 975-977, bị anh trai là Yaropolk I giết chết khi ông đang tranh ngôi đại công với các anh em.
# Vladimir I Đại đế: 11 tháng 6 năm 980 - 15 tháng 7 năm 1015, con trai út của Sviatoslav và là em trai của vua anh là Yaropolk. Tháng 6/980, ông làm chính biến hạ sát vua anh<ref>Den hellige Vladimir của Kiev (~ 956-1015) , Den katolske kirke website</ref> rồi lên ngôi Đại công Kiev. Thời Vladimir I, Nga Kiev đã mở rộng ra tận biển Baltic để chống lại sự xâm lược của các bộ tộc bên ngoài. Năm 988, ông du nhập Công giáo (nhánh Chính thống giáo) vào nước Nga Kiev<ref>Vladimir the Great , Encyclopedia of Ukraine</ref>. Ông chết năm 1015, để lại tới 12 hoàng tử và đó là nguồn gốc của cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn để giành ngôi đại công.
# Sviatopolk I Vladimirovich: 1015-1019, con trai của Yaropolk I, về sau bị chú là Vladimir thay thế để nuôi dưỡng ông sau này. Lên ngôi xong, ông lao ngay vào cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn với các anh em để giữ ngôi vị, kết quả là ba anh em của ông, Boris, Gleb và Sviatoslav bị giết chết. Năm 1018 - 1019, ông cùng bố vợ là Bolesław I Chrobry của Ba Lan đã tiến về Kiev để giành ngôi đại công Yaroslav, em trai ông nhưng thất bại phải bỏ trốn, chết dọc đường.
# Yaroslav I "Khôn ngoan": 1019-1054, con trai của Vladimir, đã đánh bại các anh em để giành ngôi thống trị Nga Kiev. Thời Yaroslav, Nga Kiev liên minh với các quốc gia Bắc Âu nhằm hạn chế ảnh hưởng của Byzantium, tấn công cả Byzantium để nhanh chóng lập hiệp ước hòa bình với nước này. Ông là đại công đầu tiên lập bộ luật chính thức của Nga Kiev, bộ luật "Sự thật Nga" (Russkaya Pravda), gồm hơn 100 điều luật, được Yaroslav ban hành ngay trước khi ông qua đời<ref>Russkaya Pravda: https://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&sl=en&u=https://en.wikipedia.org/wiki/Oleg_of_Novgorod&prev=search</ref>.
# Iziaslav I Yaroslavich: 1054-1068, 1069-1073, và 1076-1078; con lớn thứ hai của Yaroslav I và là người đồng soạn thảo bộ luật "Sự thật Nga" (Russkaya Pravda). Ông được cha chọn kế ngôi khi người kế vị cha mình là anh trai là Vladimir chết trước đó hai năm (1052). Thời Iziaslav I, đại công cho lập tu viện Chính thống giáo. Bị cuộc khởi nghĩa của nhân dân lật đổ năm 1068, ông lưu vọng sang nhiều nước như Ba Lan, La Mã thần thánh và cả Giáo hoàng La Mã. Ông chết bất ngờ trong cuộc tấn công vào công quốc Chernigov của hai em là Oleg Sviatoslavich và Boris Vyacheslavich.
# Sviatoslav II Iaroslavich: 1073-1076, con trai của Yaroslav I "Khôn ngoan". Lúc còn làm đại công của xứ Vladimir, ông đem quân tấn công cháu trai là  Rostislav đang tranh ngôi; chống đánh các cuộc tấn công của người Cuman vào lãnh thổ Kiev<ref>Franklin & Shepard 1996 , tr. 252.</ref>. Ông đã cử con trai là Gleb thay Iziaslav I cai quản Kiev khi ông nay vắng mặt<ref>Franklin, Simon; Shepard, Jonathan (1996), ''The Emergence of Rus 750–1200'', Longman. <nowiki>ISBN 0-582-49091-X</nowiki>  p. 256</ref>. Sau khi lên ngôi, ông vấp phải chỉ trích của các em và cả Giám mục Kiev là Theodosius và đã phải hòa giải với để giữ vững ngôi vị.
# Vsevolod I Yaroslavich: 1078-1093, con trai thứ năm được yêu thích của Yaroslav I "Khôn ngoan". Ông hợp nhất ba lãnh thổ cốt lõi-Kiev, Chernigov và Pereyaslav thành công quốc thống nhất, cử con cả là Vladimir Monomakh để điều hành Chernigov<ref>Janet Martin 1993, ''Medieval Russia, 980–1584''. Cambridge University Press.<nowiki>ISBN 978-0-521-67636-6</nowiki> . pp. 35, 41</ref>. Ông giỏi 5 ngoại ngữ, luôn cử con trai cả làm tướng đánh giặc quấy phá lãnh thổ.
# Sviatopolk II Iziaslavich: 1093-1113, con trai của Iziaslav và là cháu của Vsevolod I, được hội nghị quý tộc bầu vào ngôi đại công. Ông cùng cháu là Vladimir Monomakh tấn công bộ tộc Kypchaks quấy nhiễu biên giới. Ông được Giáo hoàng gia miên với tên thánh là Michael.
# Vladimir II Monomakh: 1113-1125, con trai của Vsevolod I có với công chúa Byzantium là Anastasia. Trong Chỉ thị nổi tiếng của mình khi còn làm tướng, ông tuyên bố đã tiến hành 83 chiến dịch quân sự và 19 lần làm hòa với Polovtsi. Năm 1094, ông lập nhiều thành phố và trong đó, thành phố Vladimir là nổi tiếng nhất. Năm 1097, ông đã ba lân cho triệu tập các Hội nghị vương công, quan trọng nhất là Hội nghị được tổ chức tại Lyubech vào năm 1097 và Dolobsk năm 1103 nhằm liên kết các công quốc thành một thể thống nhất. Năm 1113, nhân dân nổi dậy và tôn Vladimir II Monomakh lên ngôi. Ông đã ban hành một số cuộc cải cách nhằm xoa dịu căng thẳng xã hội ở thủ đô.
# Mstislav I Đại đế: 1125-1132, con trai cả của Vladimir II Monomakh. Ông đánh tan các cuộc tấn công của Cumans (1093, 1107, 1111, 1129), Estonians (1111, 1113, 1130), Lithuania (1131) và Polotsk (1127, 1129); xây nhiều nhà thờ lớn. Sau khi ông qua đời, công quốc Kiev Rus tan rã....
# Yaropolk II Vladimirovich: 1132-1139, con trai của Vladimir II Monomakh và là em trai của Mstislav I Đại đế. Ông đã phải vất vả chống lại các mưu toan tranh ngôi của các anh em như Yuri Dolgoruki, [[Iziaslav II of Kiev&usg=ALkJrhjnbf7NMUiHa5FdVAghLqj1yYaeLg|Iziaslav Mstislavich]], Yaropolk Viacheslav Vladimirovich. Bị quân đội của các anh em ông, có quân Hungaria hỗ trợ đang bao vây Chernigov, ông buộc phải làm hòa.
# Vyacheslav I Vladimirovich: 1139, 1151-1154, con trai của Vladimir II Monomakh. Ông lên ngôi, nhưng bị người anh em là Vsevolod của Chernigov từ chối công nhận. Ông sau đó cai trị Kiev cùng với cháu trai của ông Iziaslav II của Kiev và chết không lâu sau khi Iziaslav vào cuối năm 1154 hoặc đầu năm 1155 và được chôn cất tại Nhà thờ St. Sophia ở Kiev.
# Vsevolod II Olgovich: 1139-1146, con trai của Oleg Svyatoslavich, cháu trai của Sviatoslav II Iaroslavich.
# Igor II Olgovich: 1146, con trai của Oleg Svyatoslavich của Chernigov, cai trị 2 tuần (8/1146 - 9/1146). Bị người kế vị là Iziaslav Mstislavich đánh bại và chết vì bệnh tật.
# Iziaslav II Mstislavich: 1146-1149, 1151-1154, con trai cả của Mstislav I Đại đế.
# Yuri I Dolgorukiy: 1149-1151, con trai của Vladimir II Monomakh. Trước khi lên ngôi, ông cai quản các công quốc Rostov-Suzdal, lập nhiều thành phố như Pereslavl-Zalesski và Yuriev-Polski vào năm 1152, và Dmitrov năm 1154; Tver, Kostroma và Vologda. Năm 1147, ông lập ra thành phố Moskva. Sau khi lên ngôi đại công, ông đấu tranh với các anh em để giữ ngôi vị.
# Rostislav I Mstislavich: 1154, 1159-1167, con trai của Mstislav I của Kiev.
#
{{Sơ khai lịch sử}}