Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ảnh hưởng văn hóa của The Beatles”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: Cả 2 → Cả hai, cả 2 → cả hai (2) using AWB
n replaced: cả 4 → cả bốn (4) using AWB
Dòng 90:
Năm 2003, Mikhail Safonov viết rằng vào thời kỳ [[Leonid Brezhnev]], việc bắt chước kiểu tóc của The Beatles tại [[Liên Xô]] bị coi là tội phản quốc. Thanh niên sẽ bị gọi là "tóc xù", bị bắt và ép buộc phải cắt tóc tại các sở cảnh sát.
 
Năm 1967, trong phần bìa nổi tiếng của album ''[[Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band]]'', cả 4bốn thành viên của The Beatles bắt đầu nuôi râu, thay đổi từ khuôn mặt sạch sẽ sang kiểu cách râu rậm mà còn kéo dài tới hết thập niên 1970. Harrison thậm chí bắt đầu nuôi tóc dài, còn Lennon bắt đầu đeo cặp kính tròn thương hiệu. Vẻ ngoài này cho thấy họ đã trưởng thành hơn thời kỳ "moptop". Tới cuối thập niên 1960, tóc ban nhạc đã dài hơn rất nhiều so với thời kỳ [[Beatlemania]] và họ thường xuyên để râu rậm, giống như nhiều ngôi sao nhạc rock thập niên 1970 như [[Jeff Lynne]] và [[Phil Collins]] cũng làm theo.
 
=== Trang phục ===
Dòng 141:
* ''[[The Rutles]]'', serie phim hoạt hoạ thuộc chuỗi chương trình ''Rutland Weekend Television'' của đài BBC, sau này trở thành bộ phim ''[[All You Need Is Cash]]''.
* ''[[Sesame Street]]'' cũng có một ban nhạc có tên "The Beetles" bao gồm 4 con bọ nói giọng Liverpool và để tóc kiểu Beatles, rồi hát lại những ca khúc của ban nhạc là "[[Let It Be (bài hát)|Letter B]]" và "[[Hey Jude|Hey Food]]".
* Trong tập phim "Meet the Beat-Alls" thuộc serie phim hoạt hình ''[[The Powerpuff Girls]]'', Mojo Jojo, "Him", Princess Morbucks và Fuzzy Lumpkins cùng nhau thành lập một nhóm siêu năng lực có tên "The Beat-Alls". Nhóm này nhắc rất nhiều tới The Beatles thông qua lịch sử, các ca khúc cũng như album xuyên suốt tập phim. Ngoài ra, trong 2 phần của tập đặc biệt này, cả 4bốn Beatle còn xuất hiện dưới dạng hoạt họa giống như hình của họ trong bộ phim ''[[Yellow Submarine (phim)|Yellow Submarine]]''.
* The Beatles cũng được nhắc tới trong tập "Kootie Pie Rocks" thuộc bộ phim ''Adventures of Super Mario Bros. 3'', khi nhân vật Kootie Pie so sánh ban nhạc yêu thích của mình là [[Milli Vanilli]] với những con bọ (thực ra ý của cô là ban nhạc Buzzy Beetles trong trò chơi). Rob và Fab đã bình luận "Có ai muốn trở thành ban nhạc của những năm 60 nữa?"
* Trong tập "Princess, I Shrunk the Marios" của bộ phim ''The Super Mario Bros. Super Show'', Mario và Luigi thu nhỏ người bằng kích cỡ của những chú bọ, và trong một hoạt cảnh có tới 4 chú bọ đối đầu với cả 4bốn thành viên của The Beatles với kiểu tóc đặc trưng. Mario thừa nhận rằng anh rất ghét Beatles (và/hoặc cả beetles – bọ).
* Chương trình [[soap opera]] của Anh ''[[EastEnders]]'' đã hát rất nhiều ca khúc cho chiến dịch Children in Need 2007. Những ca khúc của The Beatles được họ lựa chọn bao gồm "[[Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band (bài hát)|Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band]]", "[[Fixing a Hole]]" và "[[With a Little Help from My Friends]]". Phần trình diễn này nhằm kỷ niệm 40 năm phát hành album ''[[Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band]]''.
* Tập đầu tiên của bộ phim hoạt hình ''[[Wonder Pets!]]'' có tên "Save the Beetles" mà trong đó các nhân vật đã giải cứu 4 con bọ với kiểu tóc mop top đặc trưng bị kẹt trong chiếc tàu ngầm vàng, liên tưởng tới ca khúc "[[Yellow Submarine (bài hát)|Yellow Submarine]]" của ban nhạc. Phần âm nhạc trong tập này cũng đều là các giai điệu của The Beatles.
Dòng 233:
 
;The Monkees
[[The Monkees]] xuất phát từ chương trình truyền hình ở Mỹ vào năm 1965, nói về một ban nhạc khao khát trở thành The Beatles, song không thành công. Ban nhạc sau đó cùng nhau trở thành ban nhạc thật sự, trình diễn vào cao trào của thời kỳ [[Beatlemania]]. Ở thời đỉnh cao của mình, The Monkees thậm chí còn bán vượt ngưỡng The Beatles và [[The Rolling Stones]] cộng lại với hơn 35 triệu đĩa bán, giành tới 4 album quán quân liên tiếp chỉ riêng năm 1967. Độ cuồng mộ ban nhạc còn làm xuất hiện khái niệm Monkeemania – một hiện tượng trong giới trẻ chỉ xuất hiện duy nhất vào thời kỳ Beatlemania. Nhiều tranh cãi nổ ra khi nhiều người cho rằng "Pre-fab"<ref>Viết tắt của cụm "pre-fabricated", tạm dịch là "tiền-bịa đặt", ám chỉ ban nhạc là sản phẩm ăn theo."</ref> không biết chơi nhạc cụ; song cả 4bốn với phần chơi nhạc nền, cùng với chút kinh nghiệm diễn xuất trước đó, đã thậm chí thu âm như một ban nhạc thực thụ chỉ trong vòng 4 tháng kể từ phản ứng của công chúng. "Randy Scouse Git" – sáng tác của Monkee Micky Dolenz về những bữa tiệc ở London cùng The Beatles trở thành ca khúc đầu tiên nhắc về họ với câu hát "the four kings of EMI"<ref>Tạm dịch "4 ông hoàng của EMI".</ref>. Ca khúc này bị lược bỏ khi phát sóng ở Anh và được phát hành dưới dạng đĩa đơn dưới tên "Alternate Title".
 
;Drake Bell