Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Fluxbot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 6:
== Kiểu cách và định dạng ==
 
===<span id="GIAY" ></span>Wikipedia không phải là bách khoa toàn thư in trên giấy===
{{policy shortcut|WP:KHONGGIAY|WP:GIAY}}
[[m:Wiki is not paper|Wikipedia không phải là bách khoa toàn thư viết trên giấy]]; không có giới hạn thực sự nào cho số lượng chủ đề mà Wikipedia có thể bao phủ, cũng không giới hạn về lượng nội dung chứa đựng, ngoài việc chúng cần phải kiểm chứng được cùng những điểm được ghi tại trang này. Tuy nhiên, có một sự khác biệt quan trọng giữa những gì có thể làm được về mặt kỹ thuật, và những gì thực sự cần làm, điều đó sẽ được nói đến trong mục Nội dung phía dưới.
Dòng 17:
Wikipedia không phải là một bộ sưu tập các thông tin một cách bừa bãi; một điều gì đó là đúng hoặc hữu ích không phải mặc nhiên được xem là phù hợp để đưa vào một bách khoa toàn thư. Mặc dù vẫn còn những tranh cãi về tính xứng đáng bách khoa của một vài loại bài viết, cộng đồng đã đồng thuận rằng những điều dưới đây là những ví dụ điển hình về những gì không phải là Wikipedia. Những ví dụ được dẫn ra tại mỗi đề mục không phải là toàn bộ những gì muốn nói đến.
 
===<span id="TUDIEN" ></span>Wikipedia không phải là từ điển===
{{policy shortcut|WP:KHONGTUDIEN}}
{{main|Wikipedia:Wikipedia không phải là từ điển}}
Dòng 25:
# '''Hướng dẫn sử dụng''' hoặc '''hướng dẫn dùng từ lóng, châm ngôn'''. Những bài viết mang tính miêu tả các ngôn ngữ, phương ngữ, hoặc các loại tiếng lóng là cần thiết. Còn những hướng dẫn có tính định hướng cho người nói những ngôn ngữ đó thì không. Xem [[WP:KHONG#HUONGDAN|"Wikipedia không phải là cẩm nang, sách hướng dẫn hoặc sách giáo khoa"]] ở dưới để biết thêm thông tin.<br />Để xem một wiki ''có chức năng'' là tập hợp các sách hướng dẫn, mời xem dự án [[b:Trang Chính|Wikibooks]]. Những hướng dẫn có tính định hướng cho những người nói một ngôn ngữ nên được chuyển sang đó. Các ngoại lệ gồm có những thuật ngữ có những tranh luận mang tính bách khoa liên quan đến chúng, như [[Macedonia (thuật ngữ)]]: Việc sử dụng "Macedonia" làm tên quốc gia bị Hy Lạp tranh chấp, vì Hy Lạp dùng tên đó để chỉ một khu vực, và sự tranh cãi này được nhiều nguồn có uy tín nhắc đến.
 
===<span id="OR" ></span><span id="NCCCB" ></span><span id="NHAXUATBAN" ></span><span id="DIENDAN" ></span><span id="TANGAU" ></span><span id="BAOCHI" ></span>Wikipedia không phải là nhà xuất bản những ý tưởng chưa công bố===
{{policy shortcut|WP:KHONG#OR|WP:KHONGFORUM|WP:KHONGDIENDAN|WP:KHONG#TANGAU|WP:KHONG#BAOCHI}}
 
Dòng 38:
# '''Báo chí.''' Wikipedia không nên đăng các thông tin thời sự mắt thấy tai nghe về những câu chuyện nóng hổi. Wikipedia không phải là [[Wikipedia:Nguồn sơ cấp|nguồn sơ cấp]]. Tuy nhiên, dự án lân cận [[Wikinews]] thực hiện nhiệm vụ đó, và ''thực sự'' dùng để làm một nguồn sơ cấp. Wikipedia thực sự có nhiều ''bài viết bách khoa'' về những chủ đề nổi bật về lịch sử hiện đang là thời sự, và có thể được cập nhật bằng những thông tin [[WP:TTKCD|kiểm chứng được]].
 
===<span id="DIENTHUYET" ></span><span id="NOIDIENTHUYET" ></span>Wikipedia không phải là nơi diễn thuyết===
{{policy shortcut|WP:KHONGDIENTHUYET|WP:KHONGBIENHO|WP:KHONGYKIEN|WP:KHONGSCANDAL|WP:KHONGQUANGCAO|WP:QUANGBA|WP:DIENTHUYET}}
 
Wikipedia không phải là [[bục diễn thuyết]], một chiến trường, hoặc một phương tiện để tuyên truyền và quảng cáo. Điều này áp dụng cho toàn bộ bài viết, thể loại, tiêu bản, các thảo luận tại trang thảo luận, và cả trang thành viên. Do đó, nội dung tại Wikipedia không phải là:
 
# <span id="BIENHO" ></span>'''[[Tuyên truyền|Tài liệu tuyên truyền]], [[bào chữa]], hoặc [[tuyển dụng]]''' cho bất kỳ thứ gì, thương mại, chính trị, niềm tin, hay thứ gì khác. Tất nhiên, một bài viết có thể đề cập một cách trung lập ''về'' những thứ như vậy, miễn là đã cố gắng mô tả chủ đề từ một [[Wikipedia:Quan điểm trung lập|quan điểm trung lập]]. Bạn có thể muốn bắt tay làm một [[blog]] hoặc vào thăm [[Diễn đàn Internet|diễn đàn]] nếu bạn muốn thuyết phục người khác ủng hộ cho quan điểm của bạn<ref>Ghi chú: Các trang Wikipedia không được dùng để biện hộ cho những thứ không liên quan đến Wikipedia, nhưng những trang ''trong không gian Wikipedia'' có thể ủng hộ cho một quan điểm nhất định liên quan đến sự phát triển hoặc tổ chức của chính Wikipedia. Do đó những bài luận, chủ đề, trang dự án, v.v. là một phần của những gì là Wikipedia.</ref>.
# <span id="YKIEN" ></span>'''Mục ý kiến'''. Mặc dù một số chủ đề, cụ thể là những chủ đề liên quan đến các áp-phe hiện nay và chính trị, có thể làm khơi dậy cảm xúc và khiến người ta muốn "leo lên [[bục diễn thuyết]]" (tức là khiến người ta muốn bày tỏ quan điểm của mình), Wikipedia lại không phải là phương tiện để làm điều đó. Bài viết phải được cân đối để đặt các đề mục, đặc biệt là đối với các [[sự kiện đang diễn ra]], theo một phối cảnh hợp lý, và thể hiện một [[WP:NPOV|quan điểm trung lập]]. Hơn nữa, những tác giả trên Wikipedia nên cố gắng viết những bài sẽ không trở nên lạc hậu quá nhanh. Tuy nhiên, một dự án lân cận của Wikipedia là [[n:|Wikinews]] cho phép mục bình luận trên bài viết của nó.
# <span id="SCANDAL" ></span>'''Buôn chuyện scandal''' hoặc ngồi lê đôi mách. [[WP:TSNDS|Những bài viết về những người đang còn sống]] bắt buộc phải thỏa mãn những tiêu chuẩn cao một cách đặc biệt, vì chúng có thể [[WP:PHIBANG|bôi nhọ]] hoặc vi phạm [[quyền riêng tư]] của đối tượng. Bài viết không nên chỉ viết nhằm để [[WP:TCCN|tấn công]] vào sự nổi tiếng của người khác.
# <span id="QUANGBA" ></span>'''Tự quảng bá.''' Việc viết về bản thân mình hoặc các dự án mà mình có tham gia sâu với tư cách cá nhân là điều rất cám dỗ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng các tiêu chuẩn cho bài viết bách khoa áp dụng cho những trang như vậy cũng giống như các trang khác, bao gồm đòi hỏi phải duy trì một thái độ trung lập, là điều rất khó khi viết về bản thân hoặc các dự án gần gũi với mình. Việc tạo ra những liên kết và tham khảo quá nhiều trong những bài viết về tiểu sử là không chấp nhận được. Xem [[Wikipedia:Tự truyện]], [[Wikipedia:Độ nổi bật]] và [[Wikipedia:Mâu thuẫn lợi ích]].
# <span id="QUANGCAO" ></span>'''Quảng cáo.''' Những bài viết về công ty và sản phẩm được viết theo một [[Wikipedia:Quan điểm trung lập|quan điểm khách quan và không thiên lệch]]. Chủ đề bài viết phải kiểm chứng được từ bên thứ ba, vì vậy những bài viết về những "ga-ra ô tô" rất nhỏ hoặc những công ty địa phương thường không được chấp nhận. Các liên kết ngoài đến các tổ chức thương mại sẽ chấp nhận được nếu chúng nói phần lớn về công ty hiện đang được đề cập trong đề. Wikipedia không tán thành tổ chức nào cũng như không thực hiện chương trình hội viên nào. Xem thêm [[Wikipedia:Độ nổi bật (tổ chức và công ty)]] để có những hướng dẫn về độ nổi bật của công ty. Những ai muốn quảng bá cho phong trào hay sự kiện, hoặc đưa ra [[thông cáo báo chí]], dù là phi lợi nhuận, cũng nên sử dụng một diễn đàn khác thay cho Wikipedia.
 
Những thông điệp nêu lên ý kiến cá nhân về các quy định và hướng dẫn của Wikipedia không mang tính phá hoại có thể đặt tại trang thành viên, vì chúng phù hợp với hoạt động hiện tại và tương lại của dự án.
 
===<span id="PHANCHIEU" ></span><span id="NHAKHO" ></span><span id="LIENKET" ></span>Wikipedia không phải là bản sao nội dung hay kho tàng các liên kết, hình ảnh hoặc phương tiện===
{{policy shortcut|WP:KHONGLIENKET|WP:KHONGGUONG|WP:KHONGNHAKHO}}
 
Dòng 68:
Wikipedia không phải là mạng xã hội giống như [[MySpace]] hay [[Facebook]]. Bạn không được lưu trữ [[website]], [[blog]], hay [[wiki]] của chính bạn tại Wikipedia. Các trang tại Wikipedia không phải là:
 
# <span id="WEBCANHAN" ></span><span id="MYSPACE" ></span><span id="FACEBOOK" ></span><span id="MANGXAHOI" ></span><span id="XAHOI" ></span><span id="BLOG" ></span>'''Trang web cá nhân.''' [[Wikipedia:Thành viên Wikipedia| Mỗi thành viên Wikipedia]] đều có [[Wikipedia:Trang thành viên|trang thành viên]] của riêng mình, nhưng chúng chỉ được dùng để giới thiệu các thông tin phù hợp với hoạt động trên bách khoa toàn thư. Nếu bạn đang muốn tạo một trang web hay một [[blog]] cá nhân hoặc để đăng sơ yếu lý lịch của bạn, xin hãy sử dụng một trong rất nhiều nhà cung cấp miễn phí có sẵn trên Internet. Trọng tâm của trang thành viên ''không phải'' là [[mạng xã hội]], mà là để cung cấp một nền tảng cho sự [[cộng tác]] hiệu quả giữa các thành viên với nhau. Tuy nhiên, [[:Thể loại:Hài hước Wikipedia|các trang mang tính hài hước]] có nhắc đến Wikipedia xét về mặt nào đó vẫn có thể được tạo ra trong [[Wikipedia:Không gian tên|không gian tên]] tương ứng.
# <span id="LUUTRU"></span>'''Khu vực [[Hệ thống tập tin|lưu trữ tập tin]].''' Xin chỉ tải những tập tin nào được (hoặc sẽ được) sử dụng trong các bài viết bách khoa hoặc các trang dự án; bất cứ thứ gì khác cũng sẽ bị xóa. Nếu bạn có thêm nhiều hình phù hợp, hãy nghĩ đến việc tải chúng lên [[Wikimedia Commons]], từ đó các Wikipedia có thể liên kết đến một cách tự nhiên.
# '''Dịch vụ tìm bạn đời.''' Wikipedia không phải là nơi thích hợp để theo đuổi các mối quan hệ hoặc mồi chài tình dục. Những trang thành viên đề cập quá đáng đến thiên hướng tình dục sẽ không được chấp nhận. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể có thêm những người bạn mới trong quá trình tìm tòi phát triển một bách khoa toàn thư.
# <span id="TUONGNIEM" ></span>'''Nơi tưởng niệm.''' Wikipedia không phải là nơi để tưởng nhớ đến những người bạn, thân quyến, đồng nghiệp,... đã khuất. Chủ đề của bài viết bách khoa phải thỏa mãn [[Wikipedia:Độ nổi bật (người)|các yêu cầu độ nổi bật của Wikipedia]]. Chú ý rằng quy định này không áp dụng bên ngoài không gian '''bài viết''' chính. Tuy việc sử dụng trang thành viên để làm nơi tưởng niệm nói chung là không chấp nhận, vẫn có những ngoại lệ hiếm hoi cho những không gian thành viên của những thành viên Wikipedia có uy tín đã qua đời. Ở mức tối thiểu, người đó phải là một người đóng góp thường xuyên, và có hơn một thành viên Wikipedia có uy tín sử dụng trang của thành viên đã mất (hoặc một trang con thích hợp nào đó) để chia buồn, và sau khi có sự xác nhận rằng họ đã mất.
 
===<span id="THUMUC" ></span><span id="THONGTINBUABAI" ></span>Wikipedia không phải là một mớ bừa bãi các thông tin===
{{policy shortcut|WP:KHONGTHUMUC|WP:KHONGPHAHE|WP:KHONGDANHMUC|WP:KHONGGIACA|WP:KHONGTRANGVANG}}
 
Wikipedia không phải là danh mục tất cả mọi thứ từng có trên đời này<ref>Điều khoản này không nhằm chỉ danh sách các liên kết đến bài viết bên trong Wikipedia được dùng để tổ chức sắp xếp hoặc để mô tả một chủ đề nổi bật.</ref>. Những bài viết Wikipedia không phải là:
# '''Danh sách hay một nhà kho gồm các chủ đề rời rạc''' ví dụ đơn cử như các câu trích dẫn, [[cách ngôn]], hoặc con người (có thực hoặc giả tưởng). Nếu bạn muốn đưa vào danh sách câu chú thích, hãy đưa vào dự án liên quan [[Wikiquote]]. Dĩ nhiên, không có gì là sai với các [[WP:DANHSACH|danh sách]] nếu các mục trong danh sách là nổi tiếng ''bởi vì'' chúng có liên hệ chặt chẽ hoặc đóng góp quan trọng vào danh sách chủ đề (ví dụ, [[Danh sách kẻ thù của Nixon]]). Wikipedia cũng các bảng tham khảo và thông tin ở dạng bảng để dễ tra cứu. ''Trộn một nhóm các bài viết nhỏ'' dựa trên một chủ đề chính tất nhiên là được phép.
# <span id="Phả hệ" ></span>'''Danh sách phả hệ.''' Những bài viết tiểu sử chỉ nên dành cho những người nổi tiếng, có thành tựu, hoặc có khi khét tiếng. Một trong những thước đo cho việc này là người đó có được là chủ đề chính trong một số nguồn bên ngoài (có hoặc không có trên mạng) hay không. Những người kém tiếng hơn có thể sẽ được đề cập trong các bài viết khác.
# '''[[Trang trắng]] hoặc [[Trang vàng|vàng]]'''. Thông tin liên lạc như số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử không thuộc phạm trù bách khoa.
# <span id="Danh bạ" ></span>'''Danh bạ, nơi trao đổi công việc'''. Ví dụ, một bài viết về đài phát thanh không nên liệt kê các sự kiện sắp diễn ra, các chương trình đang phát, lịch phát sóng, v.v. Hơn nữa, các trang thảo luận đi kèm với bài dùng để thảo luận về bài viết, chứ không phải để trao đổi về việc vận hành công việc kinh doanh của chủ đề.
# <span id="Bán hàng" ></span>'''[[Cửa hàng trực tuyến|Danh mục bán hàng]]''', do đó không cần phải đưa vào giá cả sản phẩm trong bài viết trừ khi chúng có thể được [[Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy|chú thích nguồn]] ''và'' có những lý do chính đáng cần phải đề cập. Các lý do chính đáng ví dụ như giá bán đặc biệt của một món hàng sưu tập quý hiếm, giá bán trong phần nói về cuộc chiến về giá, và khi nói về các cuộc suy thoái kinh tế trước đây. Ngược lại, giá cả ngoài chợ được xem là [[Wikipedia:Tránh mục thông tin bên lề trong bài viết|thông tin lặt vặt]] có thể khác nhau nhiều ở các nơi và qua thời gian. Do đó, những bài viết nói về sản phẩm hiện đang bán không nên đưa vào giá cả. Ngoài ra, Wikipedia không phải là sách chỉ dẫn giá cả dùng để so sánh giá của các mặt hàng cạnh tranh, hay giá cả của một sản phẩm nào đó tại các quốc gia hoặc lãnh thổ khác nhau.
# <span id="Cross" ></span>'''Phân loại mơ hồ không bách khoa''', như "Những người thuộc nhóm sắc tộc/văn hóa/tôn giáo X được tổ chức Y mướn" hoặc "Các nhà hàng chuyên món X tại thành phố Y". Các kiểu bài viết phân loại mơ hồ như vậy không được xem là đủ để tạo ra bài viết, trừ khi sự liên giao của các thể loại đó về khía cạnh nào đó là một hiện tượng văn hóa đặc biệt.
# <span id="Toàn bộ" ></span>'''Trình bày tất cả các chi tiết có thể'''. Ngược lại, bài viết là một sự tóm tắt các kiến thức đã được chấp nhận liên quan đến chủ đề<ref>Xem [[:en:Wikipedia:Requests_for_arbitration/Rex071404]]</ref>.
 
=== Wikipedia không phải là cẩm nang, sách hướng dẫn, sách giáo khoa, hay tạp chí khoa học ===
Dòng 90:
Wikipedia là một tài liệu tham khảo mang tính bách khoa, không phải là một cẩm nang hướng dẫn sử dụng, sách hướng dẫn du lịch, hoặc sách giáo khoa. Những bài viết của Wikipedia không nên có nội dung trông giống như:
 
# <span id="SOTAY" ></span>'''Cẩm nang hướng dẫn sử dụng.''' Tuy Wikipedia có những bài mô tả con người, nơi chốn và nhiều thứ khác, một bài viết Wikipedia không nên có nội dung mà người khác đọc vào tưởng như đang đọc một cuốn cẩm nang hướng dẫn từng bước, những lời khuyên ([[Wikipedia:Phủ nhận pháp lý|pháp lý]], [[Wikipedia:Phủ nhận y tế|y tế]] hay những thứ khác) hoặc những đề nghị, hoặc cách sử dụng. Những thứ này bao gồm sách hướng dẫn chi tiết, cách chơi ở từng màn game, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn chơi game, và công thức nấu ăn<ref>Hạn chế làm thế nào không áp dụng cho [[Trợ giúp:Không gian tên|không gian tên]] Wikipedia:, tại đó [[:Category:Làm thế nào Wikipedia|"làm thế nào" sửa đổi Wikipedia]] là phù hợp, như [[Wikipedia:Làm cách nào vẽ biểu đồ với Dia]]. Ngoài ra, trong không gian bài viết, mô tả cho người đọc về cách người khác hoặc thứ nào khác sử dụng cái đó như thế nào là bách khoa; hướng dẫn người đọc ở dạng khuyên bảo lại là không phải.</ref> Nếu bạn quan tâm đến việc viết hướng dẫn dạng cầm tay chỉ việc, bạn có thể sẽ muốn xem [[wikiHow]] hoặc dự án lân cận [[Wikibooks]] của chúng tôi.
# <span id="HUONGDANDULICH" ></span><span id="DULICH" ></span>'''Hướng dẫn du lịch.''' Một bài viết về [[Paris]] cần đề cập đến những thắng cảnh như [[Tháp Eiffel]] và [[Louvre]], nhưng không phải là số điện thoại hoặc địa chỉ của khách sạn mà bạn ưa thích hoặc giá cả của một quán cà phê ven đường tại [[Champs-Élysées]]. Wikipedia không phải là nơi để đăng những nội dung mà có lẽ chúng nên nằm trong hướng dẫn khách sạn, hướng dẫn nấu nướng, ca-ta-lô du lịch,... mới đúng. Các địa điểm nổi bật có thể phù hợp với tiêu chí đưa vào, nhưng Wikipedia không liệt tất cả các điểm thu hút khách du lịch, nhà hàng, khách sạn, thắng cảnh, v.v. Những chi tiết như vậy có thể sẽ được hoan nghênh tại [[Wikitravel]].
# <span id="INTERNET" ></span>'''Hướng dẫn sử dụng Internet.''' Những bài viết Wikipedia không nên chỉ có mặt với mục đích duy nhất là mô tả bản chất, hình dạng hoặc các dịch vụ mà một website cung cấp, mà cần phải mô tả website đó theo một ''phong cách bách khoa'', đưa ra chi tiết về những điều mà website đã đạt được, ảnh hưởng hoặc sự quan trọng mang tính lịch sử, những điều sẽ mới mẻ và nhanh nhạy hơn đa số các nguồn tham khảo khác vì chúng ta có thể đưa vào ngay sự phát triển và sự kiện liên quan đến chúng ngay khi được biết đến.
# <span id="SGK" ></span><span id="SACHGIAOKHOA" ></span>'''Sách giáo khoa và nội dung giảng giải.''' Wikipedia là một bách khoa toàn thư, không phải là sách giáo khoa. Mục đích của Wikipedia là để mô tả sự vật, chứ không phải dạy về sự vật đó. Việc tạo hoặc sửa đổi bài viết để đọc giống như một sách giáo khoa, có câu hỏi vào đề và một hệ thống bài toán đáp số để làm ví dụ là không thích hợp. Những thứ này thuộc về dự án lân cận của chúng tôi là [[Wikibooks]] và [[Wikisource]].
# <span id="KHONGBAIBAO"></span>'''Tạp chí khoa học hoặc bài báo nghiên cứu'''. Một bài viết Wikipedia không nên được trình bày theo kiểu giả thiết rằng người đọc đã quen thuộc với lĩnh vực của chủ đề. Ngôn ngữ giới thiệu trong đoạn mở đầu và các đề mục phía trên của bài viết cần được viết bằng những từ ngữ và khái niệm đơn giản, dễ hiểu đối với một người đọc Wikipedia nào không có kiến thức về lĩnh vực đó trước khi đề cập sâu hơn về chủ đề. Dù ta nên đặt [[WP:LIENKET|liên kết wiki]] cho những thuật ngữ và khái niệm nâng cao trong lĩnh vực đó, những bài viết nên được viết với giả thiết rằng người đọc sẽ không xem liên kết đó, thay vì xem như người ta đã hiểu rồi.
# <span id="NOTCASE" ></span>'''Xé nhỏ từng trường hợp'''. Nhiều chủ đề dựa trên mối quan hệ giữa ''yếu tố X'' với ''yếu tố Y'', có thể tạo ra một hoặc nhiều bài viết hoàn chỉnh. Ví dụ như, việc đề cập ''tình huống X'' tại ''địa điểm Y'', hoặc ''phiên bản X'' của ''đồ vật Y''. Sẽ hoàn toàn chấp nhận được nếu hai yếu tố này khi đi chung với nhau sẽ tạo thành một hiện tượng văn hóa đặc biệt nào đó hoặc nếu không thì cũng được nhiều người quan tâm. Thường thì sẽ cần nhiều bài viết riêng rẽ cho một chủ đề nhưng tại các quốc gia khác nhau do sự khác biệt đáng kể qua biên giới các nước. Những bài viết dạng [[Công nghiệp hóa dầu ở Wales]] hay [[Chó Phú Quốc]] là những ví dụ đúng đắn. Còn viết về dạng '''Cây tre ở miền Bắc Việt Nam''' một chiếc '''xe tải xanh''' sẽ rất dễ trở thành hoặc là thiếu trung lập, [[WP:NCCCB|nghiên cứu công bố]] hoặc sẽ rất ngớ ngẩn.
 
=== Wikipedia không phải là nơi phỏng đoán về những chuyện chưa xảy ra ===