Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngô Tất Tố”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 27.73.8.71 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01
n added link
Dòng 17:
Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ [[Từ Sơn]], [[Bắc Ninh]] (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện [[Đông Anh]], [[Hà Nội]]). Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốn gái. Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng một nền giáo dục Nho học. Từ năm 1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê, sau đó ông theo học ở nhiều làng quê trong vùng. Năm 1912, Ngô Tất Tố học tư chữ Pháp một thời gian ngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy giờ vẫn còn được triều đình [[nhà Nguyễn]] tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi hương bị hỏng ở kỳ đệ nhất. Đến năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai, khoa Ất Mão, cũng là khoa [[Thi Hương|thi hương]] cuối cùng ở [[Bắc Kỳ|Bắc Kì]]. Ông qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhị
 
Năm 1926, Ngô Tất Tố ra [[Hà Nội]] làm báo. Ông viết cho tờ [[An Nam tạp chí|''An Nam tạp chí''.]] Nhưng vì thiếu tiền, tờ báo này phải tự đình bản, Ngô Tất Tố cùng với [[Tản Đà]] đã vào [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]]. Mặc dù không thật sự thành công trong cuộc thử sức ở [[Nam Kỳ|Nam Kì]], nhưng tại đây, Ngô Tất Tố đã có cơ hội tiếp cận với tri thức và văn hóa thế giới ở vùng đất khi đó là [[thuộc địa]] chính thức của [[Pháp]] cũng như theo đuổi nghề báo để chuẩn bị sau này trở thành một nhà báo chuyên nghiệp. Trong thời kỳ này, ông viết với các bút danh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân...
 
Sau gần ba năm ở Sài Gòn, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội. Ông tiếp tục sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: ''An Nam tạp chí'', ''Thần chung'', ''Phổ thông'', ''Đông Dương'', ''Hải Phòng tuần báo'', ''Thực nghiệp'', ''Con ong'', ''Việt nữ'', ''Tiểu thuyết thứ ba'', ''Tương lai'', ''Công dân'', ''Đông Pháp thời báo'', ''Thời vụ'', ''Hà Nội tân văn,Tuần lễ''... với 29 bút danh khác nhau như: Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ... Trong thời gian những năm 1936-1939, Ngô Tất Tố viết nhiều tác phẩm chỉ trích quan lại tham nhũng phong kiến. Hà Văn Đức, trong bài viết ''Ngô Tất Tố - Nhà văn tin cậy của nông dân'' (báo ''Nhân dân'', ngày 10 tháng 6 năm 1997), cho biết năm 1935, Ngô Tất Tố từng bị chánh sở mật thám Hà Nội gọi lên "để mua chuộc", nhưng ông từ chối. Ngoài ra, nhiều lần Ngô Tất Tố bị cấm viết báo và bị trục xuất khỏi [[Hà Nội]], [[Hải Phòng]], [[Nam Định]]. Năm 1939, chính quyền thuộc địa ra lệnh cấm tác phẩm ''Tắt đèn''. Nhà Ngô Tất Tố ở [[Bắc Ninh]] bị nhà chức trách khám xét và ông bị bắt giam ở Hà Nội vài tháng.
Dòng 50:
Ngô Tất Tố là một nhà nho lão thành, thấm sâu nền văn hóa cũ, từng mang lều chõng đi thi, từng đỗ đạt. Trong hồi ký ''Bốn mươi năm nói láo'', nhà văn [[Vũ Bằng]] (1913-1984), có thời gian cùng làm việc với Ngô Tất Tố, từng kể lại là ở ông có chất thầy đồ cổ lỗ đến như thế nào. Tuy nhiên, Ngô Tất Tố không hoàn toàn là một người lạc hậu, nhất là trong những tác phẩm của ông. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn nhận xét: "Trong khi về mặt tính cách, người ta thấy Ngô Tất Tố gắn liền với lớp người trưởng thành từ đầu thế kỷ 20 như [[Phan Kế Bính]], [[Nguyễn Trọng Thuật]], [[Phạm Duy Tốn]]... thì tác phẩm của ông lại thường được xếp cạnh các tác phẩm của [[Nguyễn Công Hoan]], [[Thạch Lam]], [[Vũ Trọng Phụng]] (nghĩa là thuộc về một giai đoạn chín đẹp của thế kỷ này, những năm 30 huy hoàng)".<ref name="viet-studies.info"/>
 
Tính chất giao thời trong ngòi bút của Ngô Tất Tố thể hiện rõ nét trong tác phẩm ''[[Lều chõng]]''. Tiểu thuyết này được đăng tải dần trên báo ''Thời vụ'' từ năm 1939 và sau đó được xuất bản thành sách năm 1941. ''[[Lều chõng]]'' ra đời trong bối cảnh đang dấy lên phong trào phục cổ, kêu gọi trở lại với nền văn hóa giáo dục cũ, những giá trị tinh thần và tôn ti trật tự của giáo lý Khổng Mạnh, những tập tục cũ ở nông thôn, trên quan trường và ở các gia đình phong kiến.
 
''Lều chõng'' ghi lại một thiên phóng sự tiểu thuyết về chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến trong những ngày cuối cùng, dưới [[nhà Nguyễn|triều Nguyễn]], miêu tả tấn bi kịch của những nhà nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ trích sâu sắc những tồn tại của nền văn hóa cũ. Trong lời giới thiệu ''Lều chõng'' (nhà xuất bản Văn học, 2002), có đoạn: "Tác phẩm của Ngô tất Tố như một lời cải chính, hơn thế, một bản tố cáo chế độ khoa cử lỗi thời và thấp thoáng sau mỗi chương, mỗi hàng chữ là một nụ cười chế giễu, có khi là tiếng cười ra nước mắt".
 
Tuy nhiên, ''[[Lều chõng]]'' không chỉ mang ý nghĩa phê phán. Vương Trí Nhàn nhận xét: "Mặc dù sự khuôn phép trong thi cử được miêu tả trong ''Lều chõng'' như một cái gì cực kỳ vô lý, song trong cái khung tưởng rất chật hẹp đó, nhân vật Đào Vân Hạc... vẫn thanh thoát tự do trong cách sống", cho thấy "cái nhìn lưu luyến với quá khứ" của chính Ngô Tất Tố. Hơn thế, đó không phải chì là sự tiếc thương xoàng xĩnh, nó cho thấy "sự cắt đứt của Ngô Tất Tố, mà cũng là của nhiều người đương thời, với quá khứ, sự thích ứng với hoàn cảnh mới, nền văn hoá mới, là quyết liệt, song cũng là có tình có lý đến như thế nào".<ref name="viet-studies.info"/>
 
Sự thích ứng của Ngô Tất Tố đã mang đến những kết quả rõ rệt trên con đường văn nghiệp của ông. Nhà phê bình [[Vũ Ngọc Phan]] nhận xét về sự thay đổi ở Ngô Tất Tố: "ông vào số những nhà Hán học đã chịu ảnh hưởng văn học Âu Tây và được người ta kể vào hạng nhà nho có óc phê bình, có trí xét đoán có tư tưởng mới" (''Nhà văn hiện đại''). Tóm lại, qua những trang viết của mình, Ngô Tất Tố cho thấy ông là đại diện tiêu biểu cho những thay đổi của một lớp người trí thức trong giai đoạn giao thời, sự dung hòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ.