Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Đồng tính giả”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 28:
 
'''Đồng tính vì hoàn cảnh''' ({{lang-en|Situational Homosexuality}}) tiếng khoa học cũ, hay tiếng thông tục bây giờ còn gọi là '''Đồng tính giả''' ({{lang-en|pseudo-homosexuality}}) là một khái niệm khoa hoc, để chỉ những người có hành vi đồng tính mặc dù có xu hướng tính dục dị tính, chứ không phải là đồng tính hay lưỡng tính. Những hành vi này xảy ra thường vì phải sống trong những hoàn cảnh bất thường. Đồng tính vì hoàn cảnh đặc biệt hay xảy ra trong các môi trường, mà trong một thời gian lâu dài chỉ có những người chung một giới tính chung sống. Những chỗ tiêu biểu là các nhà tù, tầu thuyền trên biển, các tầu ngầm, dàn khoan dầu, chỗ quân đội trú đóng, tu viện, trường nội trú... Trong khoa học người ta thường cho đó là những hành vi đồng tính bù đắp vì thiếu thốn tình dục hay đồng tính thử nghiệm. Trong đồng tính vì hoàn cảnh cũng được tính người [[mại dâm nam]]. Đây là thí dụ tiêu biểu cho đồng tính giả.<ref>[http://www2.hu-berlin.de/sexology/ATLAS_DE/html/das_sexualverhalten_jugendlich.html 6.2.2 ''Das Sexualverhalten Jugendlicher.''] In: Erwin J. Haeberle: [http://www2.hu-berlin.de/sexology/ATLAS_DE/index.html ''Die Sexualität des Menschen – Handbuch und Atlas.''] 2., erweiterte Auflage, Walter de Gruyter, Berlin 1985.</ref> [[Thành viên:DanGong|DanGong]] ([[Thảo luận Thành viên:DanGong|thảo luận]]) 19:22, ngày 12 tháng 10 năm 2015 (UTC)
 
== Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới có khái niệm Đồng tính giả! ==
 
#HNQ_VIẾT #QUEERSHARE “Đồng tính giả” từ đâu mà ra?
 
Bài viết không phải là báo cáo nghiên cứu khoa học đi tìm căn nguyên khoa học – xã hội của thể hiện giới, xu hướng tính dục và bản dạng giới của con người, mà viết loanh quanh về việc ở cái đất Việt Nam này có cái khái niệm gọi là “đồng tính giả”.
 
1. “Đồng tính giả” sinh ra vào năm nào?
 
Thuật ngữ “đồng tính giả” xuất phát từ các tư vấn của bác sĩ Trần Bồng Sơn trong series Thắc mắc biết hỏi ai? – tư vấn tình cảm, tâm lý, thắc mắc tình dục, sinh lý cho các lứa độc giả của báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh từ khoảng năm 1989 trở đi. Các bạn có thể tìm kiếm trên google hoặc mua sách của Nhà xuất bản trẻ để tìm đọc lại những dòng tư vấn này. Tóm tắt lại là bác sĩ Sơn nhận định có 2 loại đồng tính: Thật và Giả. Thật là bẩm sinh đã nam yêu nam, nữ yêu nữ, và là bệnh, nhưng không thể chữa được. Giả là theo mốt cặp kè với người đồng giới, để được coi là sành điệu, theo trào lưu.
 
Thời điểm những năm 90, thì thông tin về LGBT rất ít, nhất là ở nước mình, báo chí ít nhắc đến, và nếu nhắc thì theo hướng coi là bệnh, hoặc giật tít câu view (bây giờ vẫn giật mạnh!), nên bác sĩ phát ngôn chắc nịch như vậy, và lại có thái độ rất cảm thông, chia sẻ, thì ai mà không cảm thấy đáng tin chứ. (Bác sĩ Trần Bồng Sơn thường tư vấn cho các thắc mắc của các bạn LGBT là hãy sống như thế, vì sinh ra như thế rồi, đừng làm gì thay đổi cả). Tuy nhiên, đến bây giờ, internet về tới tận giường rồi, nên khi đọc lại các thông tin cũ, ta hãy có óc phản biện để suy xét lại tính chính xác và kiểm chứng lại thông tin, thay vì cứ thấy có thì dùng. Và cho đến giờ, nói luôn cho vuông là chả có cái khảo sát hay nghiên cứu nào ở Việt Nam về đồng tính giả cả nhé.
 
2. Tại sao vẫn tồn tại khái niệm “Đồng tính giả”?
 
- Vì có người viết bài thiếu tâm!
 
Nhiều báo sau này trích dẫn lại những phát ngôn của bác sĩ Sơn, nhưng lại trích theo kiểu thêm mắm dặm muối “Theo một nghiên cứu của bác sĩ Trần Bồng Sơn”; “Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học tại Việt Nam”. Quả thật điều này quá oan cho bác sĩ, vì bác sĩ không tiến hành nghiên cứu, cũng không để lại một báo cáo nghiên cứu chính thức nào, mà ông phát ngôn dựa trên quan sát và suy diễn cá nhân.
 
Cái sai đầu tiên ở đây không phải việc bác sĩ đã đưa ra một nhận định cá nhân – ai cũng có cái quyền đó cơ mà. Cái sai ở chỗ những tờ báo, phóng viên thiếu đạo đức nghề nghiệp, thích phóng đại sự việc lên để làm cho câu chữ của mình có sức nặng hơn. Mà như một người bạn tôi gọi là “xảo ngôn”: không có căn cứ cụ thể, nhưng dùng ngôn từ chung chung đại khái và dễ gây nhầm lẫn để dẫn dụ người đọc. Nghe đến hàng giả, hàng nhái, người ta lại chẳng sốt sắng lên, nữa là nghe đến người giả.
 
- Vì tư tưởng coi đồng tính nói riêng và LGBT+ nói chung là bất bình thường!
 
Ngày xưa mình viết bài tập cũng rêu rao phản đối người “đồng tính giả”, nghĩ rằng mình nói vậy, làm vậy là ủng hộ cộng đồng LGBT lắm lắm, nhưng thực ra vẫn chỉ chứng minh mình là một kẻ đầy phán xét về SOGIE của người khác. Người ta yêu ai, thể hiện ra sao, thì người ta biết, mình không phải người ta để mà bảo là họ có đang đúng hay sai. Mình rao giảng rằng mình ủng hộ LGBT, nhưng lại đặt ra những chuẩn mực “Như thế này là gay, như thế kia là lesbian”. Ô hay, vậy là mình chỉ nới cái khuôn khổ “bình thường” của mình ra một tý, ra vẻ khoan dung một tý với những người khác với mình, nhưng rồi lại đòi hỏi họ phải đứng vừa với cái khuôn khổ mà mình đặt ra. Như vậy, đã thật là mình coi LGBT+ là một phần tự nhiên của xã hội loài người hay chưa?
 
Quan điểm của mình bây giờ là ủng hộ LGBT+ bằng với việc tôn trọng mọi thể hiện của một con người liên quan đến xu hướng tính dục, bản dạng giới và thể hiện giới của họ. Gọi ai đó là “đồ giả” hay nhẹ nhàng hơn "làm xấu hình ảnh cộng động đồng" quả thực là xúc phạm và thiếu tôn trọng sự đa dạng.
 
3. Thế túm lại là có ai giả không?
 
Không! Đã nói ở trên rồi, mọi thứ đều là sự đa dạng trong thể hiện của con người mà thôi. Người ta yêu ai, thích ai, thì chỉ người ta hiểu, và quan trọng là người ta làm gì với cảm xúc ấy, có người bỏ qua nó, có người coi đấy là sự bắt đầu của trải nghiệm một mối quan hệ. Với mỗi người, cảm xúc và trải nghiệm sẽ khác nhau, mình không phải là họ nên đừng vội đánh giá. À, hãy thôi luôn việc đánh giá luôn đi.
 
P/s:
Nếu một cậu trai yêu một cậu trai khác, sau bỏ cậu trai này theo một cô gái kia, thì đấy là việc nhà người ta, người ta yêu thật hay yêu giả dối, rồi vì sao người ta bỏ nhau không ảnh hưởng đến bữa sáng nhà bạn.
 
Nếu một cô hôm nay cặp với một anh trong quán café, ôm nhau đằm thắm lắm, còn tháng sau lại thấy ôm eo và hôn cô khác trong quán bar, thì ấy là việc của cô ý, điều đáng quan tâm ở đây là sao bạn lại theo dõi cô ý hẳn cả tháng từ quán café đến quán bar để rồi băn khoăn việc cô ấy giờ đang yêu ai.
 
Nếu bạn là nhân vật bị ruồng bỏ trong các ví dụ trên, thì đừng đổ lỗi cho tính dục của người yêu cũ, quan trọng là mối quan hệ của bạn đã kết thúc, và bạn muốn làm gì tiếp với cuộc đời mình.
 
Ớt. - Từ Hà Nội Queer -
Quay lại trang “Đồng tính giả”.