Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bao Tự”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:Bao Si - Bai Mei Xin Yong.JPG|thumb|Bao Tự]]
 
'''Bao Tự''' ([[chữ Hán]]: 褒姒), hay '''Tụ Tự''' (褎姒)<ref>[[Liệt nữ truyện]] ghi nhận</ref>, [[họ]] '''Tự''', người [[nước Bao]], là [[vương hậu]] thứ hai của [[Chu U vương]] trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Bà là mẹ sinh của Thế tử [[Bá Phục]] (伯服).
 
[[Truyền thuyết]] kể rằng, Bao Tự là một mỹ nhân cực kỳ xinh đẹp và quyến rũ, Chu vương mê say nàng nhưng chưa bao giờ thấy nàng [[cười]] nên ra lệnh ai làm cho nàng cười sẽ thưởng nghìn [[lạng]] [[vàng]]. Để nàng cười, Chu vương đã đùa giỡn với [[chư hầu]] rồi gây họa làm mất Cảo Kinh. Việc [[nhà Chu]] suy yếu bắt đầu từ đây. Điển sự nổi tiếng này được gọi là ''"Phóng hỏa hí chư hầu"'' (烽火戲諸侯).
Dòng 9:
== Nguồn gốc==
Nguồn gốc của Bao Tự được [[Sử ký Tư Mã Thiên]] ghi lại mang màu sắc truyền thuyết. [[Đông Chu liệt quốc|Đông Chu Liệt Quốc]] của [[Phùng Mộng Long]] cũng thêm bớt một vài tình tiết nhưng về đại thể vẫn giữ nét truyền thuyết đó. ''Chu bản kỉ'' trong Sử ký Tư Mã Thiên chép:
:''Thời nhà Hạ suy vi, có hai con rồng thần vào sân đình của vua tự xưng là vua nước Bao. Triều đình bèn tế lễ, rồng thần nhả lại dãi và được lưu vào hộp gỗ. Từ đời [[nhà Hạ]] qua đời [[nhà Thương]] không ai dám mở hộp dãi rồng. Đến thời [[Chu Lệ vương]] mở hộp ra xem, nước dãi biến thành con thằn lằn đen chạy vào hậu cung, làm một cung nữ mang thai. Sau đó người cung nữ sinh ra một bé gái, sợ là vật tai dị nên vứt đứa trẻ đi. Thời [[Chu Tuyên vương]], có câu đồng dao: "Gỗ dâu làm cung, gỗ cơ làm bao, bao đựng tên sẽ diệt nhà Chu". Một đôi vợ chồng không biết có lệnh cấm bán gỗ dâu và gỗ cơ, mang ra chợ bán liền bị triều đình truy bắt. Họ chạy trốn giữa đường thì gặp đứa trẻ bị bỏ rơi, bèn ôm mang theo đến [[nước Bao]]. Cô bé lớn lên chính là Bao Tự, rất xinh đẹp. Người nước Bao phạm tội với [[Chu U vương]], bèn mang Bao Tự dâng vua để thoát tội".''
 
== Vương hậu nhà Chu ==