Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiến pháp Hoa Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: replaced: tháng 9]], 17 → tháng 9 năm [[17 using AWB
Zasawa (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 23:
|}
 
'''Hiến pháp Hoa Kỳ''' là bộ luật tối cao của nước [[Hoa Kỳ]]. Nó là bản [[hiến pháp]] được soạn thảo ngày [[17 tháng 9]] năm [[1787]], dựa trên tư tưởng [[tam quyền phân lập]] giữa ba nhánh [[cơ quan lập pháp|lập pháp]] ([[Quốc hội Hoa Kỳ|Quốc hội]]), [[quyền hành pháp|hành pháp]] ([[Tổng thống Hoa Kỳ|Tổng thống]]), [[tư pháp]] ([[TốiTòa caoán PhápTối việncao Hoa Kỳ|tòaTòa án]]) do [[Montesquieu]], một triết gia [[người [[Pháp]] đề xướng. Nó được phê chuẩn sau các cuộc hội nghị tại 13 tiểu bang đầu tiên.
 
Cùng với [[Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ|Tuyên ngôn Độc lập]] viết năm [[1776]], bản [[hiến pháp]] này đã thể hiện [[tinh thần khoa học]], tiến bộ và nhân bản của người Mỹ trong việc xây dựng một nhà nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới trong lịch sử cận đại. Nó đã tạo ra một [[chính phủ|chính quyền]] thống nhất và tập trung hơn chính quyền dưới [[Các điều khoản Hợp bang|Những Điều khoản Liên hiệp]].
 
Hiến pháp Hoa Kỳ là bản hiến pháp lâu đời nhất và nổi tiếng nhất với trên 200 năm lịch sử. Từ khi được hiệu lực năm [[1789]], nó đã được tham khảo nhiều lần để làm mô hình cho các hiến pháp của những quốc gia khác. Thủ tướng [[Vương quốc Anh]] [[William Ewart Gladstone]] (1809 – 1898) đã miêu tả Hiến pháp này là "tác phẩm tuyệt vời nhất từng được sản sinh ra vào một thời điểm nhất định bởi trí óc và mục đích của con người".
 
== Lịch sử ==
Sau [[Cách mạng Mỹ|Chiến tranh Cách mạng]], 13 thuộc địa của [[Anh]] đầu tiên tạo ra một chính quyền trung ương với quyền lực thấp kém dưới [[Các điều khoản Hợp bang|Những Điều khoản Liên hiệp]], với [[Quốc hội Hoa Kỳ|Quốc hội]] là cơ quan duy nhất. Lúc ấy, Quốc hội không có quyền đánh [[thuế]], và vì không có cơ quan [[hành pháp]][[tư pháp]], Quốc hội phải dựa vào các chính quyền tiểu bang để thi hành các luật lệ được phê chuẩn. Các chính quyền này đôi khi không thi hành các luật lệ đó. Hơn nữa, Quốc hội không có quyền cao hơn các bang trong việc [[thuế quan]] giữa các bang. Các Điều khoản cần có sự đồng thuận nhất trí từ các bang trước khi được sửa đổi và quyền của các bang thường được xem trọng hơn là quyền liên bang. Nhiều [[đại biểu Quốc hội]] lại thường xuyên vắng mặt, cho nên Quốc hội thường không làm được gì vì không đủ người.
 
Tháng 9 năm 1786, các ủy viên từ 5 tiểu bang họp tại [[Hội nghị Annapolis]] để bàn thảo về việc tu sửa Những Điều khoản Liên hiệp để cải tiến [[thương mại]]. Họ mời các đại biểu từ các tiểu bang khác đến [[Philadelphia|Philadelphia, Pennsylvania]] để bàn thảo các cách cải tiến Chính phủ liên bang. Sau khi thảo luận, hội nghị này phê chuẩn một dự án để sửa đổi Những Điều khoản Liên hiệp ngày 21 tháng 2 năm 1787. 12 tiểu bang (trừ [[Rhode Island]]) nhận lời mời và gửi các đại biểu vào tháng 5 năm 1787. Mục đích tổ chức hội nghị này là để đề xuất các [[tu chính án hiến pháp|tu chính án]] vào Những Điều khoản Liên hiệp, nhưng Hội nghị đã đổi ý và bắt đầu việc phác thảo một hiến pháp. Họ biểu quyết giữ bí mật các cuộc bàn cãi và tiến hành việc tạo ra một chính quyền mới. Kết quả của Hội nghị này là một hiến pháp phác thảo, chỉ cần sự phê chuẩn của 9 tiểu bang để thành hiệu lực. Một số người lúc đó đã phản đối các hành động của hội nghị vì họ đã làm nhiều hơn những việc họ được ủy thác. Ngày [[17 tháng 9]] năm [[1787]], bản hiến pháp được hoàn tất tại [[Philadelphia]], và chính phủ mới được thành lập vào ngày 4 tháng 3 năm 1789, sau các cuộc tranh luận sôi nổi vệvề việc phê chuẩn hiến pháp trong các tiểu bang.
 
Hiện nay, văn bản nguyên của Hiến pháp được lưu trữ trong Văn khố Quốc gia tại [[Washington, D.C.|Washington, DC]].
Dòng 41:
Hiến pháp đặt quyền người dân trên hết. Quyền hạn của chính phủ được người dân ủy nhiệm. Vì thế, hiến pháp đưa ra nhiều hạn chế quyền hạn của các viên chức này. Các đại biểu chỉ được tiếp tục phục vụ nếu họ được tái bầu cử trong các cuộc bầu cử có định kỳ. Các viên chức bổ nhiệm chỉ phục vụ khi người bổ nhiệm cho phép. Một ngoại trừ của điều này là các thẩm phán của Tòa án Tối cao, được [[tổng thống Hoa Kỳ|tổng thống]] bổ nhiệm trọn đời, để tránh các ảnh hưởng chính trị. Hiến pháp còn cho phép người dân thay đổi nó qua các [[tu chính án hiến pháp|tu chính án]].
 
Hiến pháp Hoa Kỳ được giới [[luật sư]], [[tòa án]], học giả và các nhà nghiên cứu quan tâm trong lãnh vực [[Luật Hiến pháp Hoa Kỳ]].
 
== Các nguyên tắc chính phủ ==
Tuy Hiến pháp đã được bổ sung nhiều lần từ khi được sử dụng, các nguyên tắc của văn kiện này vẫn được giữ nguyên như của năm [[1789]].
 
Chính phủ liên bang được chia ra ba3 nhánh: [[cơ quan lập pháp|lập pháp]], [[quyền hành pháp|hành pháp]], và [[tư pháp]], được phân lập và riêng biệt với nhau. Theo lý thuyết, các quyền của mỗi nhánh sẽ được cân bằng và kiểm soát bởi các quyền của hai nhánh kia. Nguyên tắc này được gọi là [[tam quyền phân lập]], được [[Montesquieu|Công tước Montesquieu]] khởi xướng.
 
Chính quyền mà Hiến pháp thành lập là một Chính phủ liên bang. Những quyền được nêu ra được trao cho chính phủ liên bang, còn các quyền không nêu ra được giữ lại cho các bang và người dân (đều này được ghi rõ trong Tu chính án thứ 10).