Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đông Phương, Đông Hưng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Thay đổi chú thích
n replaced: Quôc → Quốc (2), NXB → Nhà xuất bản (2), tháng Tám năm → tháng 8 năm , 2 con → hai con using AWB
Dòng 32:
'''Đông Phương''' là một [[xã (Việt Nam)|xã]] nằm ở phía Đông Bắc [[huyện (Việt Nam)|huyện]] [[Đông Hưng]], [[tỉnh (Việt Nam)|tỉnh]] [[Thái Bình]], [[Việt Nam]].
 
Xã Đông Phương huyện Đông Hưng là miền đất có bề dày truyền thống cách mạng và văn hóa, là xã Nông thôn mới điển hình của tỉnh Thái Bình và cả nước, là xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Xã Đông Phương - một miền quê thanh bình, tươi đẹp nằm kề trục đường liên huyện 217, cách đường quốc lộ số 10 trên 2km2 km và thị trấn Đông Hưng 5km5 km về phía Tây Nam, cách Thành phố Thái Bình 18km18 km. Phía đông giáp xã Đông Cường huyện Đông Hưng và xã Đồng Tiến huyện Quỳnh Phụ; phía nam giáp xã Đông Xá huyện Đông Hưng; phía tây giáo xã Đông Sơn; phía bắc của xã nằm sát tả ngạn song Diêm và bên kia bờ đối ngạn là xã An Tràng huyện Quỳnh Phụ. 
 
Hiện nay, Đông Phương là xã loại 2 với diện tích đất tự nhiên 725 ha. Toàn xã hiện có có 3.031 hộ với 9.765 nhân khẩu, sinh sống tập trung ở 7 thôn. Đảng bộ xã có 338 đảng viên, sinh hoạt tại 13 chi bộ.
 
Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình tự nhiên tương đối bằng phẳng với độ cao 0,75m - 2m so với mực nước biển, độ cao trung bình là 0,98m, độ dốc nhỏ hớn 1%. Đất đai của xã Đông Phương chủ yếu là đất phù sa hình thành trong quá trình bồi tụ của sông Diêm Hộ và sông Tiên Hưng.
 
== Diện tích và dân số ==
Dòng 50:
== Lịch sử hình thành<ref>Tư liệu Ủy ban nhân dân xã Đông Phương</ref> ==
{{Thiếu nguồn gốc}}
Các công trình nghiên cứu về văn hóa, khảo cổ và lịch sử đều chỉ ra rằng, vùng đất thuộc huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà và phía Bắc huyện Đông Hưng ngày nay, trong đó có Đông Phương đã có lịch sử hình thành và phát triển cách ngày nay trên 2.000 năm. Cách Đông Phương chỉ hơn 3km3&nbsp;km, tại khu di chỉ khảo cổ tại xã Quỳnh Xá, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều di vật khảo cổ thuộc thời đại đồng thau (cách nay 2000 - 3000 năm).
 
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, tên làng xã là một căn cứ để xác định lịch sử của làng. Dưa vào tên gọi có thể phân ra “làng Việt cổ” và “làng Việt mới”. Làng Việt cổ có lịch sử hàng nghìn năm và thường có tên nôm. Mặt khác, mang đậm đặc điểm hình thành của các làng Việt cổ là các làng có thên gắn liền với chữ “Xá”, vì chữ “Xá” nghĩa là “nhà”, biểu thị rất rõ tính chất thị tộc và mối quan hệ huyết thống sâu sắc lúc tiền khởi ở những điểm cư trú xưa. Tới nay ở Thái Bình đã khảo cứu được 371 làng có tên nôm, hơn 40 làng có chữ “Xá”. Các nhà khoa học đã khẳng định hầu hết các làng có ký âm Nôm đã được hình thành từ thời Hùng Vương, các làng có chữ “Động”, “Xá” đều xuất hiện cách nay trên 2000 năm. Đông Phương có cả hai đặc điểm nhận dạng chính: làng có tên nôm (làng Vàng) và làng có tên tộc danh (Hoàng Xá, Lưu Xá).
Dòng 96:
Năm 2003, sau khi tổ chức lại thôn làng, Đông Phương có 7 thôn. Làng Phương Xá chia làm 4 thôn: Trung, Đông, Nam, Thượng. Làng Phương Quan chia làm 3 thôn: Bình Minh, Đại Phúc, Trần Phú.
 
== Văn hóa<ref>Nhận diện văn hóa làng Thái Bình - Nguyễn Thanh- NXBNhà xuất bản Đại học QuôcQuốc gia Hà nội - 2010</ref> ==
Theo cuốn “Nhận diện văn hóa làng Thái Bình - Nguyễn Thanh- NXBNhà xuất bản Đại học QuôcQuốc gia Hà nội - 2010”, Hoàng Xá và Hoàng Quan là 2 trong tổng số 25 làng của huyện Đông Hưng xưa được xếp vào danh sách những “Làng văn hóa, văn hiến tiêu biểu của Thái Bình”.
 
Trải qua các triều đại phong kiến, toàn huyện Đông Hưng có 13 vị đỗ đại khoa trong đó Đông Phương có hai vị. Đặc biệt, họ Phạm ở Đông Phương từ xưa đã có nhiều người hiển đạt khoa danh, nổi tiến là dòng họ hiếu học ở Thái Bình, tiêu biểu là Tiến sĩ Phạm Công Huân.
Dòng 113:
Đông Phương xưa còn nổi tiếng là vùng quê lưu giữ những giá trị văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc, tiêu biểu hát ca trù và hát chèo. 
 
Hát ca trù tiền thân là ả đào bởi nghệ nhân là nữ. Cho đến nay, các sách về văn hóa dân gian vẫn xác định bà Đào Nương làng Vàng (Đông Phương) là nghệ nhân đầu tiên được biết đến của nghệ thuật ca trù. Không ai biết tên thật của bà Đào Nương mà chỉ gọi bà theo cái tên nghề nghiệp: Có người gọi là bà Đầu, có người gọi là bà Đào theo nghĩa đào hát hoặc hát ả đào. Truyền thuyết kể rằng, làng Vàng xưa đồng ruộng còn hoang hóa, bà về khuyến dân cày cấy, có công đào 2hai con ngòi dẫn nước vào đồng, một từ bến Vàng vào làng, một từ sông Diêm vào quán Bán. Khi làng xóm đã đông đúc, đồng ruộng đã tốt tươi bà lại dạy dân hát ả đào, hát chèo. Một lần quân triều về làng (xưa làng Vàng có đường ngự giá, đồng quân) bà đã hát trong quân. 
 
Vào một ngày, hôm ấy là 15/4 bà lội xuống giếng rồi biến mất. Khi dân làng đến chỉ còn thấy chữ bà ghi lại trên thành giếng: “Vũ mao biến hoá nguyệt trung thiên- Phảng phất nghê đình phi ngọc điện” (Nghĩa là người con gái đẹp đã về chốn cung trăng ở giữa trời. Điệu múa, tiếng ca, tiếng nhạc chỉ còn thấy ở nơi thờ cúng.) 
Dòng 223:
Ngày 20/8/1945, được sự giúp đỡ của cán bộ mặt trận Việt Minh huyện. Ủy ban cách mạng lâm thời ở các xã được thành lập. Xã Phương Xá do Trưởng bạ Phạm Bá Ruệ làm Chủ tịch. Ở xã Phương Quan do lý Nghinh (tức Hoàng Đức Nghinh) làm Chủ tịch. Song mọi việc ở các làng xã đều do Việt minh chỉ đạo.
 
Cách mạng tháng Tám8 năm 1945 thành công đã lật đổ chế độ phong kiến thối nát đã tồn tại hàng ngàn năm và đập tan xiềng xích nô lệ gần 100 năm của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Thắng lợi này đã mở ra cho dân tộc Việt Nam một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Từ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, nhân dân Đông Phương sẽ có điều kiện để phát huy truyền thống của quê hương, góp phần cùng cả nước làm nên những thắng lợi to lớn hơn nữa
 
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân Đông Phương không quản ngại hy sinh, gian khổ, không tiếc máu xương, của cải, quyết tâm theo Đảng, Bác Hồ kháng chiến, góp phần làm nên những chiến công vang dội, non sông thu về một mối, Bắc Nam sum họp một nhà, cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Với những công lao và đóng góp cho kháng chiến, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đông Phương đã vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.