Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Cảnh (Nam Đường)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
S7w4j9 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 46:
== Thời phụ hoàng Lý Biện ==
 
Mùa đông [[937]], [[Từ Tri Cáo]] ép [[Dương Phổ]] nhường ngôi cho mình, kết thúc triều Ngô, lập ra triều Tề<ref name=ZZTJ280/><ref name=SGCQ15>''[[Thập Quốc Xuân Thu]]'', [[:zh:s:十國春秋/卷015|quyển 15]].</ref>. Trong khoảng thời gian đó, [[Từ Cảnh Thông]] được phong làm Chư đạo đô thống, tức là tổng chỉ huy các trấn toàn quốc, không lâu sau được lập làm Thái úy, Thượng thư lệnh, phong hiệu Ngô vương. Tên của ông cũng được đổi từ Cảnh ThăngThông thành Cảnh. Năm [[938]], ông được cải phong làm Tề vương.<ref name=ZZTJ281/>
 
Năm [[939]], Từ Tri Cáo đổi về họ cha ruột của mình là Lý, cải danh thành Biện<ref name=ZZTJ282>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷282|quyển 282]].</ref>. Đổi quốc hiệu từ Tề thành [[Nam Đường]].<ref name=SGCQ15/> Từ Cảnh và những người khác trong hoàng gia (trừ các con ruột của [[Từ Ôn]]) cũng đổi thành họ Lý. Lý Biện ra lệnh rằng chính sự trong nước giao cho Lý Cảnh quyết định, nhà vua chỉ trực tiếp xử lí những vấn đề quân sự quan trọng. Cuối năm đó, Lý Biện muốn lập Lý Cảnh làm thế tử, nhưng ông từ chối, thay vào đó Lý Biện tấn phong ông một danh hiệu cao quý là Đại Nguyên soái, nắm quyền chỉ huy quân đội toàn quốc, hàm Thái úy, Lục Thượng thư sự, thống lĩnh chính vụ quốc gia, và thứ sử các châu Dương và Thăng (Nam Xương và Giang Đô). Mùa thu năm [[940]], Lý Biện lập ông làm Hoàng thái tử, vẫn giữ cho ông làm Đại Nguyên soái, Lục Thượng thư sự nhưng ông lại từ chối, và do đó Lý Biện bằng lòng nhưng ra lệnh cho các quan phải dùng lễ đối với ông như thể là thái tử. Cuối năm [[940]], đạo sĩ [[Tôn Trí Vĩnh]] nói rằng Lý Biện nên tuần du Giang Đô. Lý Biện bằng lòng, để Lý Cảnh ở lại làm nhiếp chính ở Kim Lăng trong khi mình đi tuần du. Nhà vua đã ở đó một thời gian, nhưng sau thấy nơi này không thuận lợi vì có băng tuyết đóng đầy, nên sớm quyết định trở về Kim Lăng.<ref name=ZZTJ282/>