Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý thuyết gán nhãn hiệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TVT-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: đưa trang ra khỏi thể loại đổi hướng
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thay: de:Labeling Approach; sửa cách trình bày
Dòng 2:
 
==Sự hình thành==
* Người đưa ra những quan điểm và phân tích có tính chất nền móng cho lý thuyết gán nhãn hiệu là [[nhà xã hội học]] nổi tiếng người [[Mỹ]] [[George Herbert Mead]] (1863 - 1931). Mead phân tích rằng ''cái tôi'' là nền tảng của sự tồn tại của con người, nó chính là ''nhận thức của cá nhân về tình trạng là một thực thể khác biệt trong xã hội''<ref>Macionis, Tr. 163.</ref>. Cái tôi có nguồn gốc từ kinh nghiệm xã hội và có thể tách biệt trong sự liên kết với xã hội, nếu bị cách ly khỏi xã hội thì cái tôi không xuất hiện. Kinh nghiệm xã hội là sự trao đổi các biểu tượng có ý nghĩa mà các cá nhân tham gia tương tác xã hội cùng chia sẻ. Con người cũng có khả năng tưởng tượng, phán đoán phản ứng của người khác đối với mình và qua đó nhìn nhận bản thân mình như người khác đang làm điều đó. Quan điểm này được [[Charles Horton Cooley]]<ref>Charles Horton Cooley (1864 - 1929): Nhà xã hội học Mỹ.</ref> phát triển thành ''cái tôi gương soi'' với hàm ý quan niệm của một người đang có về cái tôi của mình xuất phát từ sự phản ứng của người khác đối với người đó. Trong tương tác xã hội, người khác như là tấm gương giúp một cá nhân có thể nhìn thấy bản thân mình như đang đặt mình vào vai trò của người khác theo cách tưởng tượng, phán đoán. Mead và Cooley cho rằng khả năng đảm nhận vai trò của người khác dựa vào việc sử dụng biểu tượng trong tương tác xã hội là nền tảng của cái tôi và mọi kinh nghiệm xã hội. Như vậy, đánh giá, phản ứng của người khác có thể gây tác động lớn đến việc một người tự nhận xét về bản thân mình.
* Người đã có công định hình và phổ biến lý thuyết ''gán nhãn hiệu'' là nhà xã hội học người [[Mỹ]] [[Howard Becker]] (1928). Ông ''khẳng định rằng sự lệch lạc chỉ có thể định nghĩa như "hành vi mà con người được gọi như thế"''<ref>Macionis, Tr. 265.</ref> vì sự lệch lạc có tính tương đối và phụ thuộc vào tình huống tương tác xã hội cụ thể. Ông tập trung vào phân tích cơ chế và nguyên nhân dẫn đến một hành vi nào đó được xác định là lệch lạc hay phạm tội trong khi những hành vi tương tự lại không. Lý thuyết của Becker nhấn mạnh đến phảm ứng của người khác cũng như những hệ quả của phản ứng đó là tạo ra sự lệch lạc. Khi một người đã bị gán nhãn hiệu lệch lạc, người đó sẽ trở nên bị tách rời khỏi xã hội, tìm đến với những người cùng cảnh ngộ và đến một mức độ nào đó, sẽ phản ứng theo đúng những gì mà xã hội gán cho.
 
==Lý thuyết gãn nhãn hiệu về sự lệch lạc==
Dòng 19:
==Đóng góp và hạn chế==
Lý thuyết gán nhãn hiệu đã cho thấy nguồn gốc của sự lệch lạc trong phản ứng của người khác, nó cũng đưa ra lý giải thuyết phục cho việc một hành vi ở người này bị xem là lệch lạc trong khi hành vi tương tự ở người khác thì lại không. Thông qua sự phát triển của các ý niệm lệch lạc sơ cấp, lệch lạc thứ cấp, vết nhơ và lệch lạc chuyên nghiệp, thuyết này đã chứng minh rằng nhãn hiệu lệch lạc có thể kết hợp vào sự tự nhận thức bản thân của người mang nhãn hiệu đến mức độ có khả năng dẫn đến sự lệch lạc tiếp theo. Tuy nhiên, thuyết này cũng có những hạn chế của nó. Chính Becker cũng đã cho rằng lý thuyết gán nhãn hiệu không phải là cách giải thích duy nhất về sự lệch lạc. Các [[nhà xã hội học]] cho rằng thuyết này có các hạn chế chính sau đây:
* Xem nhẹ một số lệch lạc mà trong hầu hết các xã hội đều coi là trầm trọng như tự tử, sử dụng bạo lực, lạm dụng đối với trẻ em ... do đó nó chỉ tỏ ra hữu dụng nhất khi được dùng để giải thích cho những loại lệch lạc kém nghiêm trọng hơn.
* Không phải trong mọi trường hợp, hậu quả của một sự gán nhãn hiệu lệch lạc đều dẫn đến những lệch lạc thứ cấp hay lệch lạc chuyên nghiệp. Điều này phụ thuộc vào phản ứng của cá nhân bị gán nhãn hiệu lệch lạc, nếu cá nhân đó biết chấp nhận nhãn hiệu lệch lạc thì sẽ đối phó thành công với nó, kể cả trong trường hợp đã mang một vết nhơ.
* Mặc dù trên thực tế đa số đều phản kháng với nhãn hiệu lệch lạc nhưng không phải tất cả mọi người đều làm như thế. Có những cá nhân chủ động để được xem như là người lệch lạc ví dụ: bất phục tùng dân sự để kêu gọi sự chú ý đến chính sách của chính quyền, gây ra một vụ bê bối để trở nên nổi tiếng....
 
==Xem thêm==
* [[Xã hội học]]
* [[Lệch lạc]]
 
==Tham khảo==
* Macionis, J. John, ''Xã hội học'' (1987) - NXB Thống kê.
 
==Chú thích==
Dòng 35:
 
==Liên kết ngoài==
* [http://www.hewett.norfolk.sch.uk/curric/soc/crime/labeling.htm Overview of Labeling]
* [http://bebrave.org.uk/Labeling.html Labeling]
 
[[Thể loại:Xã hội học]]
Dòng 43:
 
[[cs:Teorie nálepkování]]
[[de:Labeling Approach]]
[[en:Labeling theory]]
[[it:Teoria dell'etichettamento]]