Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Mộng Tuân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 25:
 
===Văn nghiệp===
Nguyễn Mộng Tuân là tác giả của ''Cúc Pha tập'' (143 bài), là tác gia để lại số lượng phú lớn nhất (41 bài) trong văn học cổ Việt Nam. Tuy nhiên hiện ''Cúc Pha tập'' đã bị thất truyền.
 
===Thơ===
Theo [[Phan Huy Chú]] trong [[Lịch triều hiến chương loại chí]], thiên Nghệ văn chí: “Cúc Pha tập can quyển, Nguyễn Mộng Tuân soạn, thi bách dư giai thất ngôn cận thể”. Nghĩa là: “Tập thơ Cúc Pha không rõ mấy quyển, Nguyễn Mộng Tuân soạn hơn trăm bài, đều là thơ thất ngôn cận thể”. Như vậy, theo Phan Huy Chú thì số bài thơ của Cúc Pha Nguyễn Mộng Tuân là một con số ước chừng<ref name=TapchiHN>{{Chú thích sách| title = Tạp chí Hán Nôm, Số 1 (80), 2007; Tr.27-31|author = ThS. Nguyễn Kim Măng, Viện Nghiên cứu Hán Nôm| publisher = }}</ref>
 
Còn Lê Quý Đôn trong Toàn Việt thi lục đã đưa ra một con số cụ thể là “cận thể nhất bách tứ thập tam thủ”, tức 143 bài thơ cận thể<ref name=TapchiHN/>.
Hàng 33 ⟶ 34:
Thơ chữ Hán của Nguyễn Mộng Tuân được chép rải rác trong nhiều sách khác nhau, số bài được tuyển cũng khác nhau, sách chép nhiều nhất là 140 bài, ít nhất là 6 bài. Cụ thể như sau:
 
Sách ''Hoàng Việt thi tuyển' (HVTT)' có 6 bài.
 
Sách ''Hoàng Việt tùng vịnh'' (HVTV): thơ của Nguyễn Mộng Tuân được tuyển 6 bài.
 
Sách ''Tinh tuyển chư gia luật thi (TTCGLT)'' chép 99 bài thơ của Nguyễn Mộng Tuân.
 
Đặc biệt là ''Toàn Việt thi lục (TVTL)'' chép số lượng thơ của ông nhiều nhất, gồm 140 bài thơ.
 
===Phú===
Ngoài thơ, Nguyễn Mộng Tuân cũng là một tác gia có số lượng đáng kể về thể loại phú chữ Hán. Sách ''Quần hiền phú tập (TVHN)'' chép được 41 bài của Nguyễn Mộng Tuân, đó là con số ít thấy ở các tác gia Hán Nôm. Trong đó có nhiều bài thể hiện chan chứa tình cảm yêu thương đất nước, không khí chiến thắng vang dội một thời như: ''Lam Sơn giai khí phú'', ''Kỳ nghĩa phú''...<ref name=TapchiHN/>.
 
===Văn===
Về văn, ông soạn ''Thái úy từ đường chi bi'' - bia viết về Thái úy Trịnh Khả (hiện nay tấm bia đặt ở từ đường Trịnh Khả thuộc xã Vĩnh Hòa, huyện [[Vĩnh Lộc]], tỉnh Thanh Hóa, tình trạng bia khá mờ), và có một bài trong sách ''Thanh Trì, Quang Liệt Chu thị di thư, ký hiệu''<ref VHv.2712name=TapchiHN/>.
 
===Bạn văn===
Nguyễn Mộng Tuân đến với nghĩa quân Lam Sơn muộn hơn [[Nguyễn Trãi]], nhưng ông đã nhanh chóng có được mối thâm giao với Nguyễn Trãi. Khi Nguyễn Trãi làm nhà mới, Nguyễn Mộng Tuân liền tặng bạn bài ''Hạ Thừa chỉ Ức Trai tân cư'', Nguyễn Trãi họa bài đó bằng ''Thứ vận Hoàng môn Thị lang Nguyễn Cúc Pha hạ tân cư thành''. Khi khác Nguyễn Mộng Tuân tặng Nguyễn Trãi bài ''Tặng Gián nghị đại phu Nguyễn công''; đáp lại tình cảm ấy Nguyễn Trãi làm lại tặng Nguyễn Mộng Tuân bài ''Thứ Cúc Pha tặng thi''<ref name=TapchiHN/>.
 
Trong ''Toàn Việt thi lục'' và ''Hoàng Việt thi tuyển'' có thơ văn của Nguyễn Mộng Tuân và Vũ Mộng Nguyên xướng họa cùng nhau. Ví dụ như bài ''Tặng Tế tửu Vũ công trí sĩ'' của Nguyễn Mộng Tuân đề tặng Vũ Mộng Nguyên khi tiễn bạn về hưu.
 
===Ghi danh===