Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tổ chức Minh bạch Quốc tế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: lv:Transparency International; sửa cách trình bày
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Tổ chức Minh bạch Quốc tế''' là một trong những [[tổ chức phi chính phủ]] quốc tế đi đầu trong công cuộc chống [[tham nhũng]], như tuyên truyền, hướng dẫn, cung cấp tài chính cho các quốc gia đẩy mạnh chống tham nhũng đồng thời [[trừng phạt kinh tế]] với các quốc gia thờ ơ với tham nhũng, các tổ chức, quốc gia trên đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào chống tham nhũng trên toàn thế giới, hàng năm tổ chức thường liệt kê thành danh sách và xếp hạng các quốc gia về tham nhũng, là niềm tin cho các nhà đầu tư doanh nghiệp quốc tế, Nó có trụ sở chính tại thủ đô [[Berlin]], [[Đức]].
Báo cáo mới nhất của Tổ chức Minh bạch thế giới cho thấy 75 trong số 180 quốc gia được họ khảo sát có điểm minh bạch dưới 3/10. Hồi 2008 con số này là 72 quốc gia. Trong thời kỳ phục hồi của kinh tế thế giới, tham nhũng là một trong số ít những mảng hầu như không tiến triển.
 
Đứng đầu danh sách minh bạch nhất năm nay là New Zealand, với mức điểm được đánh giá là 9,4/10. Đan Mạch đứng thứ hai với 9,3 điểm, không đổi kể từ năm 2008. Còn Mỹ năm nay tụt một bậc, đứng thứ 19 với 7,3 điểm, do khảo sát cho thấy Quốc hội là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nhất bởi nạn tham nhũng tại Mỹ.
 
Tại các quốc gia như Hy Lạp, Ấn Độ, Indonesia, Marốc và Pakistan, khoảng 60% quan chức được khảo sát thừa nhận đã từng gạ gẫm tiền đút lót. Iran, Venezuela nhiều năm liền không thoát ra khỏi nhóm đứng chót. Năm nay, Nga tụt một bậc, trở thành quốc gia minh bạch thứ 147 thế giới.
 
Ở phía đầu bên kia danh sách, quán quân là Somali, một nước mà nhiều người còn băn khoăn về việc có nên gọi là quốc gia hay không khi mà nội chiến xảy ra liên miên và nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào nghề cướp biển.
 
Tổ chức minh bạch quốc tế ước tính hàng năm số tiền hối lộ trên toàn cầu có thể đạt 20 đến 40 tỷ USD, dùng để bôi trơn trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh hoặc thủ tục hành chính.
 
Forbes cho biết danh sách các quốc gia tham nhũng nhất thế giới của họ được dựa trên đánh giá minh bạch của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, khảo sát của Ngân hàng Thế giới và chỉ số Bertelsmann Transformation của tổ chức Bertelsmann, vốn dùng để đánh giá mức độ phát triển tại 128 quốc gia.
Tổ chức Tư vấn Rủi ro Chính trị-Kinh tế (PERC), trụ sở tại Hong Kong, đặt Việt Nam vào vị trí thứ ba trong danh sách các nước tham nhũng nhất châu Á-Thái Bình Dương trong một phúc trình kinh tế mới ra.
Ở vị trí quốc gia tham nhũng nhất là Indonesia, một trong những nền kinh tế đang phát triển mạnh ở châu lục này.
 
Đứng thứ hai, trước Việt Nam, là Campuchia. Sau Việt Nam là Philippines.
 
PERC đã xem xét 16 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương trên góc độ của nhà đầu tư nước ngoài. Tổ chức này đã tham khảo ý kiến của 2.174 doanh nhân hạng trung và cao cấp làm ăn trong khu vực.
 
Tổ chức này nhận xét rằng tại Indonesia, tham nhũng lan tràn trên mọi cấp độ và nỗ lực đấu tranh chống tham nhũng của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đang bị cản trở khi các thế lực cảm thấy bị đe dọa tìm cách chính trị hóa chủ đề này.
 
Phúc trình của PERC viết: "Tham nhũng đã trở thành một tội danh mà những kẻ tham nhũng sử dụng để tự vệ và chống lại cải cách. Chính cuộc chiến chống tham nhũng nay lại bị đe dọa làm tham nhũng."
 
Indonesia bị chấm 9,07 điểm trên 10 trong khảo sát 2010, từ chỗ có 7,69 điểm năm ngoái.
 
Các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc và Malaysia cũng bị cho là có mức độ tham nhũng cao.
 
Trong khi đó Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hong Kong, Australia và Singapore là ít tham nhũng nhất.
 
Bản phúc trình cũng xem xét ảnh hưởng của nạn tham nhũng lên hệ thống lãnh đạo chính trị và hành chính của các nước và môi trường đầu tư-kinh doanh.
 
PERC cũng tìm hiểu xem các công ty làm ăn tại các quốc gia khác nhau khi phát hiện ra tham nhũng có thể làm gì để đối phó.
 
Trong khi đó, cuối năm ngoái Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) ra báo cáo nói các lãnh đạo Hoa Kỳ và thế giới đều chưa làm đủ để chống tham nhũng trên toàn cầu.
 
Đưa ra sau một năm nhiều nền kinh tế bị khủng hoảng, báo cáo nhận định rằng "tham nhũng là mối nguy cơ đối với phục hồi kinh tế và là thách thức lớn đối với các quốc gia đang xung đột".
 
Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định chống tham nhũng là một trong các ưu tiên hàng đầu, nhưng cũng thừa nhận cuộc chiến này đang gặp nhiều khó khăn.
 
{{sơ khai}}