Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Histamin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thijs!bot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: sl:Histamin
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: fa:هیستامین; sửa cách trình bày
Dòng 45:
 
 
'''Histamine''' là một amin sinh học có liên quan trong hệ miễn dịch cục bộ cũng như việc duy trì chức năng sinh lý của ruột và hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh.<ref>{{cite book |author=Marieb, E. |title=Human anatomy & physiology |publisher=Benjamin Cummings |location=San Francisco |year=2001 |pages=414 |isbn=0-8053-4989-8 |oclc= |doi=}}</ref> Các nghiên cứu mới đây còn cho thấy histamine có vai trò như một chất của [[bạch cầu]].
 
== Sinh tổng hợp và chuyển hóa ==
Histamine có nguồn gốc từ quá trình [[decarboxy]] hóa của [[axít amin]] [[histidine]], phản ứng được xúc tác bởi [[enzyme]] [[L-histidine decarboxylase]]. Nó là một amin có tính hút nước và tính gây giãn mạch.
 
[[HìnhTập tin:Histidine decarboxylase.svg|thumb|giữa|433px|Sự chuyển hóa từ [[histidine]] thành [[histamine]] bởi [[histidine decarboxylase]]]]
 
Histamine chỉ tồn tại ở một trong hai dạng, hoặc ở dạng dự trữ, hoặc ở dạng không hoạt động. Histamine giải phóng vào synapse bị phân huỷ bởi [[acetaldehyde dehydrogenase]]. Sư thiếu hụt [[enzyme]] này sẽ gây ra phản ứng [[dị ứng]] do các bể histamine trong synapse. Histamine còn bị phân huỷ bởi [[histamine-N-methyltransferase]] và [[diamine oxidase]]. Một vài dạng bệnh do thức ăn, còn gọi là ngộ độc thức ăn, có nguyên nhân do sự chuyển hóa từ histidine thành histamine trong thức ăn chín, chẳng hạn như cá.
 
== Sự tích trữ và giải phóng ==
[[ImageTập tin:SMCpolyhydroxysmall.jpg|thumb| Tế bào Mast]]
Phần lớn histamine trong cơ thể được tìm thấy ở các hạt trong tế bào [[bạch cầu mast]] hoặc [[bạch cầu ái kiềm]]. Tế bào mast đặc biệt tập trung nhiều ở các vị trí dễ bị tổn thương như mũi, miệng, chân; bề mặt nội mô cơ thể, và thành mạch máu. Những tế bào chứa histamine không phải là tế bào mast cũng được tìm thấy ở một vài tổ chức như [[não]], nơi mà chức năng của nó như là một chất dẫn truyền thần kinh. Một vị trí quan trọng nữa của sự tích trữ và giải phóng histamine là ở các tế bào ái chrom của niêm mạc [[dạ dày]].
 
Cơ chế tác dụng sinh lý quan trọng nhất của các tế bào mast và bạch cầu ái kiềm trong giải phóng histamine release là thông qua hệ miễn dịch. Các tế bào này, nếu nhạy cảm với [[kháng thể]] IgE gắn vào màng, sẽ mất hạt khi trình diện với [[kháng nguyên]] thích hợp. Một số amin, gồm cả các loại thuốc như [[morphine]] và [[tubocurarine]], có thể chiếm chỗ của histamine trong hạt và gây giải phóng histamine.
 
== Cơ chế tác dụng ==
Histamine biểu hiện tác dụng của mình bằng việc kết hợp với các thụ thể histamine tế bào đặc hiệu. Có 4 loại thụ thể hsstamine đã được xác định đó là thụ thể thư H1 đến H4.
 
Dòng 81:
=== Sự đáp ứng tình dục ===
Nghiên cứu cho thấy sự giải phóng histamine từ các tế bào mast ở cơ quan sinh dục ngoài là một phần của sự khoái cảm tình dục ở người. Nếu sự đáp ứng này bị thiếu hụt có thể là do chứng histapenia (chứng thiếu hụt histamine). Trong các trường hợp này, bác sĩ thường kê một chế độ ăn nhiều a-xít folic và niaxin (là những chất được sử dụng trong kết nối có thể làm tăng nồng độ histamine trong máu và tăng giải phoáng histamine), hoặc L-histidine. Ngược lại, đàn ông có mức histamine cao có thể sẽ bị chứng xuất tinh sớm.
 
=== Bệnh tâm thần phân liệt ===
Người ta thấy rằng, khoảng phần nửa số bệnh nhân tâm thần phân liệt có nồng độ histamine trong máu thấp.<ref>[http://www.mentalhealthproject.com/content.asp?id_Content=1026 What is Schizophrenia?]</ref>. Điều này có thể là do tác dụng không mong muốn trên histamine của các thuốc chống loạn thần như Quetiapine. Dù vậy, ở những trường hợp này, khi nồng độ histamine được tăng lên thì sức khỏe của họ cũng được cải thiện.
== Xem thêm ==
* [[Đau]]
* [[Viêm]]
* [[Dị ứng]]
* [[Bradykinin]]
* [[Prostaglandin]]
 
 
== Tham khảo ==
<references/>
 
 
[[Thể loại:Hóa sinh]]
Hàng 110 ⟶ 109:
[[es:Histamina]]
[[eu:Histamina]]
[[fa:هیستامین]]
[[fr:Histamine]]
[[ko:히스타민]]