Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công đoàn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
VolkovBot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: ar, da, id, simple, zh-yue
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thay: ru:Профессиональный союз; sửa cách trình bày
Dòng 16:
Những biến động lúc bấy giờ gây ra những lo ngại ngày càng tăng đối với thợ thủ công và các phường hội. Họ lo sợ bị chiếm mất những công việc đã ổn định từ xưa, sợ những đổi thay về lương bổng và phương thức lao động. Hơn nữa, sự bùng phát của xã hội công nghiệp đã lôi kéo phụ nữ, trẻ con, người lao động từ ruộng đồng vào lực lượng công nhân, với số lượng lớn và với những vai trò mới mẻ. Điều kiện làm việc và lương bổng không đạt tới tiêu chuẩn sống hiện đại.
 
=== Nguồn gốc và những ngày đầu lịch sử ===
Công đoàn đôi khi được xem như hậu duệ của các phường hội [[Âu Châu]] trung cổ mặc dù sự liên quan giữa chúng còn đáng bàn cãi. Các phường hội trung cổ tồn tại là để bảo vệ và cải thiện kế sinh nhai của các thành viên thông qua việc kiểm soát vốn kiến thức của thợ thủ công (bí quyết nghề nghiệp) và sự phát triển của các thành viên từ thợ học việc đến thợ lành nghề, thợ giỏi, và cuối cùng thành thợ cả hay trùm thợ của cả phường nghề. Chúng cũng cung cấp chỗ ăn ở cho các thành viên, giúp họ khi đi lại để tìm việc. Các phường hội có thể hiện một số khía cạnh của công đoàn hiện đại, nhưng đồng thời cũng có các đặc điệm của các hội nghề nghiệp hay các công ty hiện đại.
 
Dòng 29:
Kinh tế gia thế kỷ XIX [[Adam]] Smith đã lưu ý sự bất cân đối về quyền lợi của người lao động so với của người sở hữu (hay “ông chủ”). Trong chương 8, tập I cuốn [[Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia|Của cải của các Quốc gia]] (The Wealth of Nations), Smith viết:
 
''Hiếm khi ta nghe nói đến sự liên hiệp của các ông chủ, mà thường nghe đến hội của những người làm công. Nhưng ai đó dựa trên điều này mà tưởng tượng rằng các ông chủ hiếm khi tập hợp lại thì kẻ đó thật dốt nát, cả về thế giới lẫn về vấn đề này. Các ông chủ ở mọi lúc mọi nơi đều liên hiệp với nhau một cách ngấm ngầm nhưng khư khư bất biến, hòng không nâng lương của nhân nhân công lên trên mức hiện hữu…
 
[Khi những người lao động tập hợp lại,] các ông chủ… không ngừng làm ầm ĩ lên kêu gọi sự hỗ trợ của chính quyền dân sự, và đòi thực thi nghiêm khắc những luật lệ ngặt nghèo được ban hành nhằm chống lại sự liên hiệp của những người đầy tớ, người làm công và thợ thuyền.''
Dòng 59:
Nhiều kết quả nghiên cứu, như của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Quan hệ Công nghiệp Úc Đại Lợi ([[ACIRRT]]), cho thấy công nhân có tham gia công đoàn được hưởng lương và chế độ tốt hơn những người không tham gia.
 
=== Các loại hãng xưởng ===
Các công ty thuê công nhân có công đoàn thường hoạt động theo một trong những mô hình sau:
 
Dòng 75:
Do luật lao động của các nước rất khác nhau nên chức năng công đoàn cũng thế. Chẳng hạn như ở Đức, chỉ có các hãng mở là hợp pháp. Tất cả các hành vi phân biệt dựa trên tư cách thành viên công đoàn đều bi cấm. Điều này ảnh hưởng đến chức năng và dịch vụ của công đoàn. Hơn nữa các công đoàn Đức chiếm vai trò lớn trong những quyết định của giới quản lý bằng cách tham gia vào ban lãnh đạo công ty và cùng ra quyết định. Ở Mỹ thì không bằng như thế.
 
Ngoài ra, sự liên đới giữa các công đoàn với các chính đảng cũng khác biệt. Ở một số nước các công đoàn quan hệ chặt chẽ, thậm chí có cùng ban lãnh đạo, với một chính đảng nhằm đại diện cho quyền lợi của người lao động. Thông thường đây là một đảng cánh tả hay đảng xã hội chủ nghĩa, nhưng cũng có một số ngoại lệ. Ở Mỹ thì ngược lại, mặc dù đã gắn kết từ lâu với Đảng Dân chủ, phong trào công nhân không nhất quán về mặt này; hội [[Hội Ái Hữu Nghiệp Đoàn Tài xế Xe Tải Quốc Tế]] (International Brotherhood of Teamsters) ủng hộ mộ số ứng viên [[Đảng Cộng hoà Hoa Kỳ|Đảng Cộng hòa]], và hội [[Professional Air Traffic Controllers Organization]] (PATCO) đã ủng hộ [[Ronald Reagan]] vào năm 1980 (đến năm sau Reagan đã tàn hủy PATCO, phá vỡ một cuộc [[đình công]] bằng cách đưa vào những công nhân thay thế vĩnh viễn). Ở Anh Quốc, quan hệ giữa phong trào công đoàn với [[Công Đảng Anh]] đang căng thẳng vì lãnh đạo của đảng này tiến hành các kế hoạch tư nhân hoá xung đột với nhiều thứ mà người ta coi là quyền lợi của công nhân.
 
Ở [[Tây Âu]], các hiệp hội nghề nghiệp thường thực hiện chức năng của công đoàn. Trường hợp nổi bật là hội [[Verein deutscher Ingenieure]] ở Đức. Trong những trường hợp này chúng dứng ra thương lượng cho các công nhân cổ áo trắng như bác sĩ, kỹ sư hay giáo viên. Thường thì các công đoàn kiểu này tránh tham chính, hoặc ngả theo cánh hữu nhiều hơn so với công đoàn của công nhân cổ áo xanh.
Dòng 98:
Vì vậy, có ý kiến cho rằng nên thành lập công đoàn độc lập vì công đoàn Việt Nam sẽ không bao giờ làm đúng bổn phận của mình đơn giản là vì họ không thể chống lại những người đã nuôi sống họ.<ref>http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Th%E1%BB%8B_C%C3%B4ng_Nh%C3%A2n Lê Thị Công Nhân</ref> Điều đáng nói là ý kiến này lại làm cho công đoàn Việt Nam lo ngại.<ref>http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/10/061030_cuthihau_reaction.shtml Bà Cù Thị Hậu lo ngại Công đoàn Độc lập</ref>
 
== Liên kết ngoài ==
* [http://www.congdoanvn.org.vn/ Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam]
 
== Chú thích ==
{{Reflist}}
 
[[Thể loại: Công đoàn| ]]
[[Thể loại:Tổ chức xã hội]]
 
Dòng 127:
[[pl:Związek zawodowy]]
[[ro:Sindicat]]
[[ru:Профессиональный союз]]
[[ru:Профессиональные союзы]]
[[simple:Trade union]]
[[sk:Odbory]]