Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành phố Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n tách phần giới thiệu cơ bản và phần lịch sử
Dòng 24:
| web = [http://www.hochiminhcity.gov.vn/ hochiminhcity.gov.vn]
}}
'''Thành phố Hồ Chí Minh''' là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm [[Kinh tế Việt Nam|kinh tế]], [[Văn hóa Việt Nam|văn hóa]], [[hệ thống giáo dục Việt Nam|giáo dục]] quan trọng của [[Việt Nam]].

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền [[Đông Nam Bộ (Việt Nam)|Đông Nam Bộ]] và [[Đồng bằng sông Cửu Long]], Thành phố Hồ Chí Minh hình thành nhờ công cuộc khai phá [[miền Nam Việt Nam|miền Nam]] của [[nhà Nguyễn]]. Năm 1698, [[Nguyễn Hữu Cảnh]] cho lập '''phủ Gia Định''', đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người [[Pháp]] vào [[Đông Dương]], để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố '''Sài Gòn''' được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay [[Paris]] Phương Đông. Sài Gòn là thủ đô của [[Liên Bang Đông Dương]] giai đoạn 1887-1901. Năm [[1954]], Sài Gòn trở thành thủ đô của [[Việt Nam Cộng hòa]] và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng [[Đông Nam Á]]. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm [[1975]], lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Ngày [[2 tháng 7]] năm [[1976]], [[Quốc hội Việt Nam|Quốc hội nước Việt Nam thống nhất]] quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên vị [[Chủ tịch nước Việt Nam|Chủ tịch nước]] đầu tiên của [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]].
 
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 [[kilômét vuông|km²]]. Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.123.340 người (chiếm 8,30% dân số Việt Nam)<ref name="danso2009"/>, [[mật độ dân số|mật độ]] trung bình 3.401 người/km². Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền [[kinh tế Việt Nam]], Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và [[Đông Nam Á]], bao gồm cả [[đường bộ]], [[đường sắt]], [[đường thủy]] và [[hàng không|đường không]]. Vào năm [[2007]], thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70 % lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực [[giáo dục]], [[truyền thông]], [[thể thao]], [[giải trí]], Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.