Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại Cách mạng Văn hóa vô sản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TDA (thảo luận | đóng góp)
Dòng 63:
Ngày 5 tháng 9 năm 1966, một thông cáo khác được ban hành khuyến khích tất cả Hồng vệ binh đến Bắc Kinh trong một quãng thời gian xác định. Tất cả chi phí, bao gồm ăn ở và đi lại sẽ được chính quyền chi trả. Ngày 10 tháng 10 năm 1966, một đồng minh của Mao là [[Lâm Bưu]] đã công khai chỉ trích [[Lưu Thiếu Kỳ]] và [[Đặng Tiểu Bình]] là "những kẻ dẫn đường cho [[Chủ nghĩa Tư bản]]" và là "mối đe dọa" đến [[Chủ nghĩa Xã hội]]. Sau đó, [[Bành Đức Hoài]] cũng bị đưa đến Bắc Kinh và bị truy tố trước quần chúng.
 
===Năm 1967===
Ngày 3 tháng Giêng năm 1967, [[Lâm Bưu]] và [[Giang Thanh]] đã sử dụng truyền thông và cán bộ địa phương để tạo ra cái gọi là "Bão táp tháng Giêng", trong đó nhiều quan chức cấp cao [[Thượng Hải]] cũng bị chỉ trích nặng nề và bị đem ra truy tố<ref>Yan, Jiaqi. Gao, Gao. [1996] (1996). Turbulent Decade: A History of the Cultural Revolution.</ref>. Điều này đã mở đường cho Wang Hồng Văn nắm quyền quản lý thành phố với chức danh người đứng đầu Ủy ban Cách mạng thành phố. Do đó, chính quyền thành phố bị bãi bỏ. Ở Bắc Kinh, Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình một lần nữa trở thành mục tiêu của sự chỉ trích, nhưng những chỉ trích khác cũng nhắm vào các việc làm sai trái của Phó thủ tướng [[Tao Zhu]]. Các quan chức chính phủ hay đảng viên địa phương cũng nhân cơ hội này để cáo buộc địch thủ tội "phản cách mạng".