Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháp quan thái thú”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “'''Pháp quan thái thú''' ({{lang-la|praefectus praetorio}}, {{lang-el|{{lang|grc|ἔπαρχος/ὕπαρχος τῶν πραιτωρίων}}}}) là danh hi…”
 
Dòng 1:
'''Pháp quan thái thú''' ({{lang-la|praefectus praetorio}}, {{lang-el|{{lang|grc|ἔπαρχος/ὕπαρχος τῶν πραιτωρίων}}}}) là danh hiệu của quan chức cấp cao thời [[đế quốc La Mã]]. Ban đầu, một pháp quan đơn thuần chỉ mang nhiệm vụ chỉ huy đội [[Cận vệ của Hoàng đế La Mã|cận vệ Praetoriani]]. Vào thời kỳ đầu, pháp quan là một chức vụ có ít quyền lực. Tuy nhiên, kể từ thời hoàng đế [[Tiberius]], họ bắt đầu đảm nhiệm các trọng trách pháp lý và hành chính và rồi họ trở thành cánh tay của Hoàng đế. Vào cuối thời kỳ cổ đại (thế kỷ 4 đến 7) chức năng của một vị pháp quan cơ bản đã thay đổi. Năm 312 dưới thời [[Constantinus Đại đế]], các ''Praefecti'' cơ bản đã đánh mất quyền lực về mặt quân sự. Trong quá khứ, đã quá nhiều lần họ lợi dụng sự giúp đỡ của đội cận vệ để can thiệp vào chính trị. Do đó Constantinus đã tước hết quyền hành quân sự của họ. Đội cận vệ Praetoriani, vốn trung thành với [[Maxentius]] - kẻ thù của Constantinus, nên đã bị giải tán. Thay vào đó, hoàng đế sử dụng các pháp quan vào các công việc dân sự thuần túy. Qua đó mà đội ngũ pháp quan trở thành bộ máy quản lý trung tâm của đế chế và cuối cùng đã phát triển thành cấp độ hành chính đầu tiên dưới quyền hoàng đế. Những pháp quan tiếp tục đảm nhận vai trò này cho đến thời [[Heraclius]] vào thế kỷ thứ 7, khi hoàng đế chủ trương cải cách tước giảm quyền lực và khiến quyền lực của họ chỉ còn nằm trong giới hạn tỉnh. Vào năm 690, chức vụ này (vốn trước đó chỉ còn để làm cảnh) biến mất vĩnh viễn.
 
== Tài liệu thamTham khảo ==
* {{chú thích sách|author1=Michel Absil|title=Les préfets du prétoire d’Auguste à Commode. 2 avant Jésus-Christ – 192 après Jésus-Christ|publisher=Boccard|location=Paris|date=1997|isbn=2-7018-0111-7}}
* {{chú thích sách|author1=[[Altay Coşkun]]|title=Die Praefecti praesent(al)es und die Regionalisierung der Praetorianerpraefecturen im vierten Jahrhundert|date=2004|page=279–328}}