Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Boris Mikhailovich Shaposhnikov”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tazadeperla (thảo luận | đóng góp)
Tazadeperla (thảo luận | đóng góp)
Dòng 22:
Năm [[1932]] Shaposhnikov được cử làm Giám đốc [[Học viện quân sự Frunze]], đến năm [[1935]] thì ông quay trở lại làm tư lệnh quân khu ở Leningrad. Năm [[1937]] Shaposhnikov được cử làm Tổng tham mưu trưởng [[Hồng quân]] thay thế cho Nguyên soái [[Alexander Ilyich Yegorov]], người bị huyền chức và tử hình sau đó trong cuộc [[Đại thanh trừng]]. Ngày [[7 tháng 5]] năm [[1940]], cùng với [[Semyon Timoshenko]] và [[Grigory Kulik]], Shaposhnikov được phong hàm [[Nguyên soái Liên bang Xô viết]] trong đợt phong hàm lần thứ hai của Liên Xô.
 
Có một điều đặc biệt là tuy giữ trọng trách trong Hồng quân, mãi đến năm [[1930]] Shaposhnikov mới gia nhập [[Đảng Bolshevik]]. Mặc dù xuất thân là sĩ quan cấp cao của quân đội [[Nga hoàng]], nhưng ông vẫn được [[Stalin]] tin tưởng, trong ngăn kéo bàn làm việc của Stalin luôn có tác phẩm quan trọng nhất của Shaposnikov, cuốn ''[[Mozg Armii]]'' ([[tiếng Nga]]: ''Мозг армии'', "Bộ não của quân đội"). Một lý do giải thích cho sự tin tưởng đặc biệt này là khảo luận "Về chiến dịch Vistula" năm 1924 của ông biện minh cho vai trò của Stalin trong thất bại của cuộc tấn công Vistula năm 1920 của Phương diện quân Tây do [[Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky|Tukhachevsky]] chỉ huy<ref>Harrison, Richard W. ''Architect of Soviet Victory in World War II: The Life and Theories of G.S. Isserson''. McFarland Publisher, 2010, ISBN 978-0786448975, trg.62.</ref> - thất bại gây ra nhiều tranh cãi và chia rẽ trong Hồng quân và chỉ chấm dứt cùng với cuộc Đại thanh trừng.
 
==Đóng góp trong vai trò Tổng Tham mưu trưởng==