Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Hồng Sển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngo nho (thảo luận | đóng góp)
Dòng 24:
Sau khi về hưu, ông chuyên sưu tập các loại sứ gốm cổ, khảo cổ về [[hát bội]], [[cải lương]] và cộng tác với [[đài Phát thanh Sài Gòn]] với các bút hiệu: Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai. Ngoài ra, ông còn khảo cứu về các trò chơi cổ truyền: đá dế, chọi gà, chọi cá, chơi chim, trồng kiểng, nghệ thuật chơi cổ ngoạn, nghiên cứu về chuyện tiếu lâm xưa và nay, rất sành về đồ cổ. Có thể nói ông là kho tàng sống về các lãnh vực kể trên.
 
Trong suốt cuộc đời, ông sưu tầm được hơn 800 cổ vật, trong đó nhiều nhất, độc đáo nhất là đồ gốm men xanh trắng thế kỷ 17-19. Ông đã góp phần đáng kể trong việc xác định niên đại và phân loại một số đồ gốm củngcũng như hướng dẫn kỹ năng ban đầu cho những người thích sưu tầm đồ cổ. Các công trình nghiên cứu của ông được giới chuyên môn đánh giá cao.
 
Ngoài ra, những người muốn nghiên cứu về lịch sử miền Nam sẻsẽ tìm thấy trong các tác phẩm của ông một nguồn tài liệu bổ ích qua nhãn quan một chứng nhân thời cuộc nước Việt của thế kỷ 20.
Nói như học giả [[Nguyễn Hiến Lê]], (1912- 1984) thì : ''...Quả như lời Vương quan viết trong bài tựa "Coi vậy mà xài được". Kẻ ít học như tôi (Nguyễn Hiến Lê) còn thấy là xài được gần trọn kia đấy. Chúng ta nên cảm ơn ông đã ghi lại - mặc dầu là hấp tấp trong sự trình bày - vô số tài liệu mà trong mấy chục năm, ông đã tốn công đạp xe máy đi sưu tầm khắp Sài Gòn, Chợ Lớn và các vùng lân cận. Về nhà cân nhắc chọn lựa với tinh thần thận trọng đáng khen : chỗ nào chưa đủ chứng cớ thì tồn nghi...''.<ref>Nguyển Hiến Lê tuần báo ''Mai'' số 20 ngày 25/04/1961. Sau in lại trong phần phụ lục "Sài Gòn năm xưa". </ref>