Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liễu Thăng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 17:
Khi Vương Thông bị nghĩa quân Lam Sơn vây đánh ở Đông Quan (nay là [[Hà Nội]]), triều đình nhà Minh sai Liễu Thăng làm tổng binh cùng Bảo Định bá [[Lương Minh]] làm phó tổng binh, đô đốc [[Thôi Tụ]] làm tham tướng, thượng thư [[Lý Khánh]] làm tán quân vụ đem 10 vạn quân và 2 vạn ngựa từ [[Quảng Tây]]<ref name=KDCB14>[http://www.avsnonline.net/library/ebooks/vn/lichsu/kdvstgcm/kdvstgcm19.html Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục: Chính biên, quyển XIV]</ref> (Minh sử chép là 7 vạn quân), cùng Kiềm quốc công [[Mộc Thạnh]] đem quân từ [[Vân Nam]] sang cứu viện. Lúc nhận lệnh, Liễu Thăng là Chinh lỗ phó tướng quân An Viễn hầu.
 
Quân của Liễu Thăng đi đường từ [[Quảng Tây]] tiến vào [[Lạng Sơn]]. Tướng Lam Sơn là [[Trần Lựu]] giữ cửa Pha Lũy ([[ải Nam Quan]]) không địch nổi Liễu Thăng, phải rút lui về Ải Lưu. Liễu Thăng đánh tiếp Ải Lưu, Trần Lựu lại không giữ nổi (thực chất là cố ý dụ quân của Liễu Thăng vào sâu trong ải), phải lui về Chi Lăng. Mấy lần đánh đều thắng, lại thêm việc [[Lê Lợi]] lại giả đò sợ Liễu Thăng bằng cách viết thư xin Liễu Thăng hoãn binh để cho [[Trần Cao]] được lập làm vua, nên Liễu Thăng sinh tự đắc.
 
Ngày 18 tháng 9 âm lịch, Liễu Thăng sai quân đánh Chi Lăng. Trần Lựu ra nghênh chiến rồi giả thua bỏ chạy để dẫn Liễu Thăng vào trận địa mai phục của [[Lê Sát]]. Liễu Thăng khinh địch chỉ dẫn 100 quân kỵ đuổi theo, bị chém đầu mà chết vào ngày 20 tháng 9.