Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hậu Chu Thế Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Đối nội: 3, 336 temples is correct according to Nichiren Buddhism Library 2017, http://www.nichirenlibrary.org/en/dic/Content/F/165
n replaced: NXB → Nhà xuất bản, chôn cất → chôn cất using AWB
Dòng 42:
 
=== Đối nội ===
Thế Tông cho hạ chỉ chiêu hiền nạp sĩ, tuyển mộ nhân tài<ref name=":2">Trương Thánh, sách đã dẫn, tr 352</ref>. Vua cho phép quan lại các cấp đều có thể viết biểu chương trình tấu, giúp cho quân vương và bề tôi có sự trao đổi, từ đó phát hiện và tuyển dụng nhiều người tài cho đất nước. Thế Tông cho khôi phục lại chế độ khoa cử, chiêu mộ nhân tài trên phạm vi rộng lớn. Một số vị văn thần võ tướng thậm chí vẫn là trọng thần trong triều đình cho đến tận thời [[Nhà Tống|Bắc Tống]]<ref name=":2" />.
 
Chấn chỉnh đội ngũ quan lại, đề cao sự thanh liêm: vua không chỉ tự mình làm gương, còn yêu cầu quan lại tiết kiệm, tránh xa hoa lãng phí để tránh gánh nặng cho dân<ref name=":2" />. Thế Tông có chính sách xử phạt nghiêm khắc với quan tham ô, phạm pháp. Quan cung phụng Tôn Diên Hy đốc thúc lao dịch đàn áp nhân công vô cùng tàn bạo, bắt dân lấy ngói làm bát cơm và lấy cành làm đũa. Thế Tông rất phẫn nộ, cho xử chết<ref name=":2" />. Thế Tông thi hành chính sách pháp trị rất nghiêm, luôn cố gắng không bỏ sót kẻ phạm pháp, không có án oan sai<ref name=":2" />.
Dòng 51:
 
=== Đối ngoại ===
Khi Chu Thế Tông vừa lên ngôi, [[Lưu Mân|Lưu Sùng]] ở [[Bắc Hán]] cho rằng tình hình triều Chu không ổn định, là thời cơ tiến chiếm Trung nguyên, liền tập trung 3 vạn quân và mượn thêm 1 vạn kỵ binh của [[Nhà Liêu|Liêu]], tiến công vào Lạc Châu (trị sở ở Trường Trị, [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]] ngày nay). Tin tức truyền tới [[Biện Kinh]], Chu Thế Tông lập tức triệu tập các đại thần lại bàn. Ý kiến của ông là sẽ tư mình dẫn quân chống lại liên quân Liêu và Bắc Hán.
 
Các đại thần đều khuyên: "''Bệ hạ vừa lên ngôi, lòng người dễ xao động, bệ hạ không nên thân chinh, mà cử một tướng khác đi thì hơn".''
Dòng 67:
Phùng Đạo nói: "''Chẳng biết bệ hạ có thể như một trái núi được không?".''
 
Chu Thế Tông nổi giận, phất tay áo rời khỏi triều đình. Sau đó, một số đại thần khác ủng hộ chủ trương của ông, Chu Thế Tông liền quyết định thân chinh. Từ đó, Chu Thế Tông hết sức chán ghét Phùng Đạo. Ít lâu sau, ông cử Phùng Đạo đi trông coi việc tu tạo lăng mộ [[Hậu Chu Thái Tổ|Chu Thái Tổ]]. Phùng Đạo bị gạt bỏ, buồn rầu lâm bệnh rồi chết.
 
==== Đại chiến Cao Bình ====
Dòng 74:
Lưu Sùng chỉ huy quân Bắc Hán tiến công mãnh liệt sang trận địa quân Chu, các tướng chỉ huy hữu quân bên Chu không giữ được, dẫn kỵ binh lui chạy, bộ binh vì vậy cũng đầu hàng rất nhiều. Thấy tình hình nguy cấp, Chu Thế Tông thân tự xông pha tên đạn đốc chiến. Hai viên tướng dưới quyền ông là [[Triệu Khuông Dận]] và [[Trương Vĩnh Đức]], mỗi người dẫn 2000 thân binh xông sang trận địch. Binh sĩ Chu thấy Chu Thế Tông trầm tĩnh ứng chiến, cũng hăng hái xung sát, 1 người địch nổi 100 người, tranh nhau xông sang đất địch. Quân Bắc Hán bị đánh tan vỡ như núi lở. Quân Liêu ở phía sau, thấy quân Bắc Hán thất bại, không dám giao chiến với quân Chu, đều lẳng lặng lui quân. Quân Bắc Hán của Lưu Sùng bị đánh thua, cứ lui dần, bị truy kích ráo riết, lại không có viện binh. Cuối cùng, chỉ còn lại hơn 100 kỵ binh, lếch thếch chạy về Tấn Dương.<ref name=":0">''"Lịch sử Trung Quốc 5000 năm"''. Nguồn: Đài Phát Thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI). Tác giả: Lâm Hán Đạt - Tào Dư Chương.</ref>
 
Sau khi chỉnh đốn mọi việc, Thế Tông hạ lệnh cho quân thừa thắng đánh luôn kinh đô Bắc Hán là Thái Nguyên. Tuy nhiên vì lương thảo trục trặc, lại thêm trời mưa liên tục làm sĩ tốt mệt mỏi, không còn ý chí nên phải hạ lệnh lui quân<ref name=":1" />. Qua trận đại chiến Cao Bình, danh tiếng của Chu Thế Tông trở nên vang dội.
 
Qua lần xuất chinh này, Thế Tống nhận được tầm quan trọng của việc chỉnh đốn quân sự nên lo việc chấn chỉnh quân đội và cấm quân. Sau đó vua lại sai bộ binh soạn binh pháp (chế chỉ binh pháp) là cuốn ''"Bình biên sách"'', thành lập thủy quân<ref name=":3" />. Tình hình quân sự Hậu Chu được tăng cường mạnh mẽ, quyền lực hoàng gia được củng cố<ref name=":1" />.
 
==== Thảo phạt Nam Đường ====
Tháng 11 năm 955, Thế Tông lệnh cho Lý Cốc tấn công Thọ Châu (nay là huyện Thọ, [[An Huy|tỉnh An Huy]]), giao chiến với tướng Lưu Ngạn Trinh bên [[Nam Đường]] (một trong Thập quốc) bên bờ [[Hoài Hà|sông Hoài]], bất phân thắng bại<ref name=":3">Trương Thánh, sách đã dẫn, tr 353</ref>. Tháng giêng năm 956, Thế Tông thân chinh ra trận, trên đường bất ngờ chạm trán thủy quân Nam Đường đang muốn đánh úp Lý Cốc. Quân Nam Đường trở tay không kịp, chủ tướng Lưu Ngạn Trinh tử trận. Nhưng quân Nam Đường vẫn cố thủ Giang Hoài, Thọ Châu vẫn chưa thể hạ được<ref name=":3" />.
 
Năm 957, Thế Tông thân chinh lần thứ 2, đánh bại quân Nam Đường đang viện trợ cho Thọ Châu. Số quân sĩ Nam Đường bị giết và bị bắt hơn 4 vạn người, chiến thuyền và khí giới thu được nhiều vô kể<ref name=":3" />. Quân Hậu Chu ép được Thọ Châu đầu hàng, nhưng nghĩ đến mối họa người Khiết Đan nên Thế Tông chấp nhận lời cầu hòa của Nam Đường, ký kết hiệp ước "Thành hạ"<ref name=":3" />. Hiệp ước quy định: Nam Đường phải bỏ tôn hiệu hoàng đế, vua Nam Đường tự xưng là Quốc chủ, phải xưng thần với Hậu Chu; hàng năm phải cống nạp vàng bạc tơ lụa và cắt bỏ 14 châu ở Giang Bắc cho Hậu Chu.
Dòng 89:
 
== Băng hà ==
Tháng 6 năm 959, Chu Thế Tông mất vì bệnh tật, thọ 38 tuổi. Trị vì được 6 năm, con nhỏ mới 7 tuổi là [[Hậu Chu Cung Đế|Sài Tông Huấn]] lên nối ngôi. Đó là '''Hậu Chu Cung Đế'''. Vua mới còn nhỏ tuổi nên bị [[Tống Thái Tổ|Triệu Khuông Dẫn]] soán ngôi, đã dẫn tới sự diệt vong của nhà Hậu Chu và sự ra đời của [[nhà Tống]]. Ông được [[chôn cất]] tại Khánh Lăng.
 
Chu Thế Tông đã bắt đầu gây được một số áp lực lên nước [[Bắc Hán]] cát cứ ở Thái Nguyên cũng như cả [[nhà Liêu|Liêu]] ở phía bắc, mặc dù chưa đạt được mục tiêu đáng kể từ những áp lực này. Phía nam, ông thu được nhiều thành công hơn với một số chiến thắng trước [[Nam Đường]] với nhiều lần mở chiến dịch tấn công nước lớn nhất trong "Thập quốc" này. Ông còn tấn công nước [[Hậu Thục]], tạo nền tảng cho sự thống nhất cuối cùng dưới thời đại [[nhà Tống]].<ref name=":0" />
Dòng 126:
* {{chú thích web|url=http://www.chinaknowledge.de/History/Tang/wudai-event.html|title= Later Zhou|access date = ngày 8 tháng 10 năm 2006}}
* {{chú thích web|url=http://www.republicanchina.org/5Dynasty10State.html|title=5 DYNASTIES & 10 STATES|access date = ngày 8 tháng 10 năm 2006}}
* Trương Thánh, ''350 vị hoàng đế nổi tiếng'', NXBNhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, 2013
== Chú thích ==
{{tham khảo}}