Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Alaska (CB-1)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: Việt hóa
Dòng 114:
 
=== Okinawa ===
Trong vài ngày tiếp theo sau, các cuộc không kích xuống Okinawa vẫn tiếp tục được tiến hành, chuẩn bị cho cuộc đổ bộ đã được ấn định trước vào ngày Chủ nhật [[Phục Sinh]], [[1 tháng 4]] năm [[1945]]. ''Alaska'' tiếp tục hỗ trợ các tàu sân bay tung ra các cuộc không kích cho đến khi được tách ra vào ngày [[27 tháng 3]] để thực hiện nhiệm vụ bắn pháo xuống [[Minami Daito Shimo]], một hòn đảo tí hon ở cách 257 km (160 dặm) về phía Đông Okinawa. Đơn vị Đặc nhiệm 58.4.9 của nó còn bao gồm ''Guam'', các tàu tuần dương hạng nhẹ [[USS San Diego (CL-53)|''San Diego'']] và [[USS Flint (CL-97)|''Flint'']] cùng Hải đội Khu trục 47. Nhận được lệnh tiến hành bắn phá trên đường đi đến khu vực tiếp nhiên liệu, ''Alaska'' và ''Guam'' cùng các tàu hộ tống di chuyển về phía Tây hòn đảo theo hướng Bắc-Nam; và từ 22 giờ 45 phút ngày [[27 tháng 3]] đến 00 giờ 30 phút ngày [[28 tháng 3]], dàn pháo chính của ''Alaska'' đã dội 45 quả đạn pháo công phá lên bờ, trong khi các khẩu đội 127 mm (5 inch) nả thêm 352 quả đạn khác. Không có bất kỳ sự kháng cự nào từ trên bờ, và quan sát viên trên ''Alaska'' ghi nhận "các đám cháy tương ứng" trên đảo.
 
Tái gia nhập Đội Đặc nhiệm 58.4 tại điểm hẹn tiếp nhiên liệu, ''Alaska'' cho chuyển những người bị thương từ chiếc ''Franklin'' sang tàu chở dầu [[USS Tomahawk (AO-88)|''Tomahawk'']] trong khi đang được tiếp nhiên liệu từ nó. Sau đó nó tiếp tục nhiệm vụ hộ tống các tàu sân bay nhanh khi chúng thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho việc tập trung lực lượng và đổ bộ lên Okinawa, sẵn sàng đánh trả các cuộc không kích của đối phương. Cuộc đổ bộ được tiến hành như dự tính vào ngày [[1 tháng 4]], và các hoạt động của nó trong những ngày tiếp theo là nhằm hỗ trợ cho lực lượng đổ bộ. Ngày [[7 tháng 4]], một lực lượng tàu nổi Nhật Bản đã di chuyển qua biển Đông Trung Quốc hướng về phía Okinawa để ngăn chặn cuộc đổ bộ; chúng bị đánh bại bởi một cuộc không kích lớn lao từ các tàu sân bay bay nhanh thuộc lực lượng đặc nhiệm dưới quyền [[Phó Đô đốc]] [[Marc Mitscher]], vốn đã đánh chìm chiếc thiết giáp hạm khổng lồ [[Yamato (thiết giáp hạm Nhật)|''Yamato'']], một tàu tuần dương và bốn tàu khu trục.
{{sơ khai}}
 
Hoạt động ngoài khơi Okinawa và Kyūshū, ''Alaska'' sử dụng hỏa lực hùng hậu của mình bảo vệ các tàu sân bay nhanh trong khi chúng hàng ngày tung ra các đợt máy bay [[F6F Hellcat]] và [[F4U Corsair]] nhắm vào các sân bay đối phương, các tàu bè và căn cứ trên bờ. Trong đêm [[11 tháng 4]], chiếc tàu tuần dương lớn đã trợ giúp vào việc bắn rơi một máy bay Nhật Bản; bản thân nó cũng bắn rơi một chiếc khác bởi chính mình, được cho có thể là một kiểu tên lửa cảm tử có người lái "[[Ohka]]" trong đêm [[11 tháng 4|11]]-[[12 tháng 4]].
 
Bốn ngày sau đó, vào ngày [[16 tháng 4]], hỏa lực phòng không của ''Alaska'' bắn rơi một chiếc có thể là một "Judy" và hai chiếc [[Mitsubishi A6M]] Zero, và con tàu cũng đã giúp đỡ vào việc bắn rơi ba máy bay đối phương khác. Tuy nhiên, cùng ngày hôm đó, một máy bay đối phương đã tìm cách đi qua được hàng rào phòng thủ của ''Alaska'' để đâm vào ''Intrepid''. Dù sao, đêm hôm đó, hỏa lực phòng không của chiếc tàu tuần dương đã đóng vai trò chính trong việc đánh đuổi một kẻ rình mò đơn độc tìm cách xâm nhập đội hình. Trong đêm [[21 tháng 4|21]]-[[22 tháng 4]], một lần nữa ''Alaska'' ngăn chặn một máy bay đối phương tìm cách tấn công đội đặc nhiệm bằng hỏa lực phòng không. Vào đêm [[29 tháng 4|29]]-[[30 tháng 4]], vào cuối giai đoạn hoạt động ngoài biển cùng các tàu sân bay nhanh, hai lần ''Alaska'' đã đánh đuổi các toán máy bay tấn công Nhật Bản.
 
=== Các hoạt động cuối cùng trong chiến tranh ===
''Alaska'' thả neo tại Ulithi vào ngày [[14 tháng 5]], kết thúc một đợt hoạt động căng thẳng kéo dài gần hai tháng. Mười ngày sau đó, sau khi được nghỉ ngơi và tiếp liệu, chiếc tàu tuần dương trở thành một bộ phận của [[Đệ Tam hạm đội Hoa Kỳ|Đệ Tam hạm đội]], thuộc Đội Đặc nhiệm 38.4 cùng với những thành viên mới gia nhập: thiết giáp hạm [[USS Iowa (BB-61)|''Iowa'']] và tàu sân bay [[USS Ticonderoga (CV-14)|''Ticonderoga'']]. Trong hai tuần lễ tiếp theo, một lần nữa ''Alaska'' lại hộ tống một bộ phận của lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh, tiến hành cuộc bắn pháo bờ biển lần thứ hai của nó, khi vào ngày [[9 tháng 6]], nó cùng với ''Guam'' dội pháo xuống đảo [[Okino Daito Shima]] còn do Nhật Bản chiếm giữ, về phía Nam [[Minami Daito Shimo]], vốn đã được hai chiếc tàu sân bay lớn ghé thăm vào cuối [[tháng 3]], và được ghi nhận có khác cơ sở radar của đối phương được bố trí tại đây.
 
Sau đó, đội đặc nhiệm di chuyển về phía Tây Nam hướng đến [[vịnh San Pedro (Philippines)|vịnh San Pedro]] ở [[Leyte (đảo)|Leyte]], đến nơi vào trưa ngày [[13 tháng 6]] năm [[1945]]. Nó trải qua một tháng trong [[vịnh Leyte]] sau đó; một giai đoạn "nghỉ ngơi, tiếp liệu và bảo trì" trước khi ''Alaska'' lại lên đường vào ngày [[13 tháng 7]], lần này là trong thành phần của Lực lượng Đặc nhiệm 95 vừa mới được thành lập. Đi đến [[vịnh Buckner]] tại Okinawa vào ngày [[16 tháng 7]], Lực lượng Đặc nhiệm 95 được tiếp nhiên liệu tại đây và lên đường vào ngày hôm sau, hướng đến bờ biển [[Trung Quốc]] rồi sau đó đột nhập vào [[biển Đông Trung Quốc]], khu vực từng là nơi săn mồi của máy bay và tàu ngầm Mỹ, nhưng chưa từng có mặt một lực lượng tàu nổi Đồng Minh nào kể từ sau trận Trân Châu Cảng.
 
Mặc dù những người vạch kế hoạch cho cuộc càn quét dự đoán có những sự kháng cự, chúng đã không xảy ra. ''Alaska'', ''Guam'' và các tàu hộ tống khống chế cả khu vực, chỉ bắt gặp các thuyền đánh cá Trung Quốc. Máy bay đối phương nhiều lần được tung ra chống lại lực lượng đặc nhiệm đều là mục tiêu của lực lượng tuần tra chiến đấu trên không. Hoạt động từ [[vịnh Buckner]], ''Alaska'' tham gia ba đợt càn quét tại vùng biển này, và đã chứng kiến hiệu quả của việc phong tỏa cấm vận Nhật Bản: không hề thấy bất cứ tàu bè Nhật Bản nào trong suốt chiến dịch. Nhận xét của chỉ huy trưởng chiếc ''Guam'', Đại tá Hải quân [[Leland P. Lovette]]: "Chúng tôi chuẩn bị đối phó với một tổ ong vò vẽ, và kết thúc ở một cánh đồng toàn bướm; nhưng chúng tôi đã chứng tỏ được chính mình, và biển Đông Trung Quốc thuộc về chúng tôi, có thể làm bất cứ điều gì theo ý mình."
 
Vịnh Buckner tỏ ra có nhiều thách thức hơn so với các đợt càn quét. Ngay cả những ngày sau cùng của cuộc chiến tranh vẫn còn có những yếu tố nguy hiểm: vào ngày [[12 tháng 8]] một máy bay ném bom-ngư lôi Nhật Bản đã đánh trúng thiết giáp hạm [[USS Pennsylvania (BB-38)|''Pennsylvania'']], cạnh nơi thả neo của ''Alaska''. Trong những ngày tiếp theo, những chuyến ra đi vào ban đêm được thực hiện để tránh những kẻ tự sát cuối cùng, cho đến khi chiến tranh chấm dứt vào giữa [[tháng 8]].
 
=== Hoạt động sau chiến tranh ===
Tuy nhiên, vẫn còn những việc cần làm. Ngày [[30 tháng 8]], ''Alaska'' khởi hành từ Okinawa trong thành phần lực lượng chiếm đóng của [[Đệ Thất hạm đội Hoa Kỳ|Đệ Thất hạm đội]], và sau khi tham gia vào việc "biểu dương lực lượng" tại [[Hoàng Hải]] và [[vịnh Chihli]], đã đi đến Jinsen (ngày nay là [[Inchon]]) tại [[Triều Tiên]] vào ngày [[8 tháng 9]] năm [[1945]]. ''Alaska'' đã hỗ trợ cho việc đổ bộ lực lượng chiếm đóng Lục quân lên Jinsen, và đã ở lại cảng này cho đến ngày [[26 tháng 9]], khi nó lên đường đi [[Thanh Đảo]], Trung Quốc, đến nơi vào ngày hôm sau. Nó chuyển sang thả neo bên ngoài lối vào cảng vào ngày [[11 tháng 10]] để hỗ trợ cho việc đổ bộ Sư đoàn 6 Thủy quân Lục chiến chiến đóng hải cảng trọng yếu phía Bắc Trung Quốc này, và tiếp tục ở lại Thanh Đảo cho đến ngày [[13 tháng 11]], khi nó lên đường quay lại Jinsen, nhận lên tàu các cựu chiến binh quay trở về nhà như một phần của [[Chiến dịch Magic Carpet (Thế Chiến II)|Chiến dịch Magic Carpet]]. Lên đường hướng về Hoa Kỳ vào ngày [[14 tháng 11]], ''Alaska'' dừng một chặng ngắn tại Trân Châu Cảng trước khi tiếp tục đi đến San Francisco.
 
Tiếp tục hướng đến kênh đào Panama, và hoàn tất việc vượt qua kênh đào vào ngày [[13 tháng 12]] năm [[1945]], ''Alaska'' đi đến [[Xưởng hải quân Boston]] vào ngày [[18 tháng 12]]. Tại đây nó được cho chuẩn bị để được ngừng hoạt động. Rời Boston ngày [[1 tháng 2]] năm [[1946]], nó được chỉ định chỗ neo đậu thường trực tại [[Bayonne, New Jersey]], và đến nơi ngày hôm sau. Được đưa về lực lượng dự bị tại Bayonne vào ngày [[13 tháng 8]] năm [[1946]], ''Alaska'' cuối cùng được cho ngừng hoạt động vào ngày [[17 tháng 2]] năm [[1947]].
 
Chiếc tàu tuần dương lớn không bao giờ quay trở lại hoạt động thường trực. Tên của nó được rút khỏi danh sách [[Đăng bạ Hải quân]] vào ngày [[1 tháng 6]] năm [[1960]], ''Alaska'' được bán vào ngày [[30 tháng 6]] năm [[1960]] cho chi nhánh Lipsett Division của Luria Brothers tại [[New York]] để được tháo dỡ.
 
== Những đề nghị cải biến ==
Vào năm [[1958]], Văn phòng Tàu chiến chuẩn bị hai nghiên cứu khả thi để cân nhắc xem ''Alaska'' và ''Guam'' có phù hợp để cải biến thành những tàu tuần dương trang bị tên lửa điều khiển hay không. Nghiên cứu thứ nhất đề nghị tháo bỏ toàn bộ các khẩu pháo thay thế bằng bốn hệ thống tên lửa khác nhau. Phương án này được cho là quá tốn kém với chi phí lên đến 160 triệu Đô-la mỗi chiếc, nên một nghiên cứu thứ hai được tiến hành. Giải pháp này giữ lại các tháp pháp phía trước: hai tháp pháo 305 mm (12 inch) ba nòng v̀a ba tháp pháo 127 mm (5 inch) nòng đôi, chỉ bổ sung các vũ khí tên lửa phía sau. Phương án này cũng tốn kém 82 triệu Đô-la, nên cũng bị bác bỏ.<ref name=Dulin187>Dulin, Jr., Garzke Jr., trang 187.</ref>
 
''Alaska'' được tặng thưởng ba [[Ngôi sao Chiến đấu]] do thành tích hoạt động trong Thế Chiến II. Từng phục vụ trên chiếc tàu tuần dương trong thời chiến là một sĩ quan mới ra trường, mà sau này sẽ là [[phi hành gia]] [[Wally Schirra]].
 
== Xem thêm ==