Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ma cà rồng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: chôn trong → chôn trong using AWB
Dòng 26:
 
==Đặc điểm==
Mặc dù ma cà rồng được ghi nhận trong nhiều nền [[văn hóa]] khác nhau<ref>Frost, Brian J. ''The Monster with a Thousand Faces: Guises of the Vampire in Myth and Literature'', Univ. of Wisconsin Press (1989) p. 3.</ref>, nhưng cho đến khi một số tin đồn và hiện tượng khó giải thích về ma cà rồng xuất hiện vào [[Âu châu]] từ các khu vực mà truyền thuyết này vốn phổ biến, chẳng hạn như khu vực [[Balkan]] và [[Đông Âu]],<ref name="SU223">Silver & Ursini, ''The Vampire Film'', các trang. 22–23.</ref> cho dù cứ mỗi địa phương đều có tên gọi khác nhau về nó, chẳng hạn như ''[[vrykolakas]]'' tại [[Hy Lạp]] và ''[[strigoi]]'' tại [[România]]. Niềm tin đó đã tăng lên đến cuồng dại trong tâm trí đám đông và trong một số trường hợp xác chết đã thực sự đặt cược với những người bị cáo buộc là ma cà rồng.
 
Những người [[mê tín]] vào ma cà rồng là những người đam mê thực hành việc uống máu người hoặc động vật. Người ta cũng thường nói rằng ma cà rồng chủ yếu hay cắn vào cổ nạn nhân, hút máu từ [[động mạch]]. Trong văn học dân gian nói chung, luôn có niềm tin vào một đối tượng có được sức mạnh siêu nhiên nhờ vào việc uống máu người. Lịch sử của những người mê tín ma cà rồng nói chung xuất phát từ [[ăn thịt đồng loại|tục ăn thịt người]]. Uống máu (và/hoặc ăn thịt) người khác đã được sử dụng như một thủ đoạn tâm lý nhằm khủng bố tinh thần kẻ thù và phản ánh nhiều sự cuồng tín.
 
Trong nhiều thế kỷ đã có nhiều hiện tượng huyền bí và đáng sợ khiến người dân hoang mang, một dịch bệnh đã tràn lan và giết chết nhiều người. Người ta cho rằng là do tà thuật phù thủy gây ra, ma cà rồng đội mộ sống lại và lấy đi sự sống của người sống. Những cái xác chết kỳ lạ không phân huỷ hay thối rữa, móng tay, tóc, răng mọc dài ra như còn sống và có máu chảy ra từ mắt, mũi, miệng và đôi khi cả tai, nhìn như một người đang ngủ hay vừa mới chết cho dù đã bị [[chôn cất|chôn]] trong nhiều ngày nhiều tháng nhiều năm mà vẫn không có dấu hiệu phân hủy hay thối rữa mà Hồng hào, đỏ tươi và bụng to như vừa mới ăn uống no nê được cho là đã biến thành ma cà rồng. Mắt trái mở và có vẻ cơ thể đã di chuyển.
{{Pull quote|chữ=''Vào thời Lê, Lê Quý Đôn mô tả, ma Cà Rồng ban ngày cày cấy như người thường, ban đêm thì đút hai ngón chân vào lỗ mũi bay đi, thích vào nhà bà đẻ hút máu, nếu thấy ánh đèn có sự khác lạ, tức là loài ma này sắp tới. Đến thời Nguyễn, Trương Quốc Dụng viết: "Ma Cà Rồng không khác gì người, chỉ có trán đỏ, mắt nhiều lòng trắng là khác biệt, thích ở một mình, ban đêm lấy hai ngón chân cái đút vào mũi, tay xách tai bay đi, thích ăn máu mủ, mụn nhọt và bà đẻ. Đến đêm phải phòng thủ, thấy đèn chuyển thành màu xanh thì là điềm ma đến, bấy giờ phải gõ vào vách tường, thành giường để đuổi nó, bằng không thì bệnh sẽ nặng". Nhưng khác với ghi chép của họ Trương về việc ma Cà Rồng thích ở một mình, Phạm Thận Duật cho biết: "Ma này cũng là người, cũng có vợ con, thường bí mật lẻn vào chỗ người ta nằm, hút tinh huyết, người không biết phần nhiều bị chết". Ông Phạm còn cho biết: "Sách 'Hưng Hóa lục' của họ Trần (làm chức quan Hiệp trấn) nói: Ma này lỗ mũi rất to, ban đêm cho hai chân vào lỗ mũi, bay vào nhà người ta, biến ra hình chó, mèo, hút máu người. Nay xem thấy lỗ mũi nó cũng như người thường thôi".''|tác giả=[[Trần Quang Đức]]|nguồn={{cite book|last1=''Vân Trai tùng thoại''|first1=2016|title=Ma cà rồng}}}}
 
Dòng 49:
Một số bệnh nhân loại này thường có miệng và răng màu đỏ do hoạt động sinh sắc tố heme không ổn định. Porphyria có tính di truyền nên xưa nay người ta thường tập trung những bệnh nhân này vào một số khu vực nhất định. Nguyên do thứ hai làm phát sinh "bệnh lý ma cà rồng" là chứng giữ nguyên thể (''catalepsy''), một sự kết hợp giữa chứng động kinh, tâm thần phân liệt và các bệnh khác tác động đến hệ thần kinh trung ương. Khi bệnh nhân lên cơn, toàn bộ cơ thể sẽ cứng đơ, nhịp tim và hơi thở suy yếu. Đôi khi người ngoài tưởng lầm bệnh nhân catalepsy đang lên cơn dữ dội là... một xác chết.
 
Ngày nay, y học đã có hiểu biết và đầy đủ phương tiện để kiểm tra xem một người nào đó còn sống hay đã chết thật sự. Tuy nhiên, ngày xưa con người chỉ dựa vào hiện tượng bên ngoài để phán đoán sinh mệnh một người, chính vì thế mà bệnh nhân catalepsy thường hay bị chôn lầm có thể "sống lại". Giai đoạn bộc phát bệnh catalepsy có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày - đủ thời gian để tiến hành một đám ma. Sau khi tỉnh lại trong phần mộ, nếu bệnh nhân còn mắc thêm chứng rối loạn tâm thần thì anh ta dễ bị coi là... ma cà rồng. Trong khi các hiện tượng này gây sợ hãi cho con người, căn nguyên của toàn bộ truyền thuyết và hiểu biết về ma cà rồng lại nằm ở tâm lý hơn là thể xác.
 
Sự chết chóc là một trong các khía cạnh bí ẩn nhất của cuộc sống và mọi nền văn hóa cổ kim đều quan tâm đặc biệt đến hiện tượng. Một cách để luận giải về cái chết là nhân cách hóa nó - mang lại cho nó một dạng hữu hình, Thế nên, các con quỷ dữ Lamastu, Lilith và lũ ma cà rồng tương tự thời xa xưa là những cách giải thích đối với một điều bí ẩn kinh khủng, cái chết đột ngột của một trẻ nhỏ và bào thai trong tử cung. Con quỷ Strigoi và các thi thể phục hoạt khác chính là các tượng trưng cuối cùng của sự chết - chúng là di hài thật sự của những người đã chết.
 
Ma cà rồng cũng là ''hiện thân'' mặt tối của con người. Bằng cách vạch rõ cái ác thông qua các hình ảnh siêu nhiên, con người có thể luận giải tốt hơn về chính các xu hướng ác của mình. Sự biểu hiện quá nhiều con quỷ giống ma cà rồng trong xuyên suốt lịch sử, cũng như sự ám ảnh không dứt của chúng ta đối với lũ hút máu này, chứng tỏ rằng đó là một phản ứng tổng thể đối với thân phận con người. Nó đơn giản là bản tính con người nhằm loại trừ những sợ hãi... Họ lý giải rằng, trong những năm đầu thế kỷ XVIII, người dân Đông Nam châu Âu luôn tin vào sự tồn tại của những người bị cho là "ma cà rồng". Khi gặp những dịch bệnh khó hiểu hay hiện tượng kì lạ, bất cứ ai cũng sẽ đổ lỗi cho ma quỷ.
 
Tuy vậy, các nhà khoa học cũng đưa ra một lý giải khoa học về việc xác chết vẫn còn nguyên vẹn và hồng hào như sau: "Khi một xác chết phân hủy, nước trong các mô dần thay đổi. Lúc này, lớp bên ngoài của da tróc dần ra và các lớp bên trong bắt đầu hóa lỏng". Các lớp bên trong thường sẽ có một vẻ ngoài hồng hào hơn và có thể xuất hiện hiện tượng lên da mới. Trong lúc phân hủy, khí tích tụ trong một xác chết, gây ra nhiều điều lạ lùng. Áp lực từ các chất khí có thể gây ra hiện tượng máu chảy ra từ miệng, mắt, nhìn rất ghê rợn. Khi có dụng cụ đâm vào tử thi chứa nhiều khí phân hủy rất dễ phát ra những âm thanh ghê người. Nhưng tất cả các thi thể đều bị thiêu thành tro.