Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người Tà Ôi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Hồn vía và các siêu linh: replaced: 5 loại → năm loại, 8 loại → tám loại using AWB
n replaced: chôn ở → chôn ở (2) using AWB
Dòng 100:
 
=== Thần nước (giàng đak) ===
Thần nước được người Tà Ôi hình dung là một người đàn ông thấp, bé nhỏ có râu tóc bạc phơ. Thần nước còn có thể ban cho người dân nhiều cá ăn, trong truyền thuyết người Tà Ôi kể rằng thần nước tạo ra cá bằng cách bỏ hạt gạo vào lá chuối rồi đưa chỗ suối, những hạt gạo sẽ biến thành cá và người ta sẽ bắt được nhiều cá. Khi ở bên Lào các ông Quỳnh Say, Quỳnh Chay đã từng nhìn thấy thần nước ở chỗ đầu ngọn thác, gọi là Avó còn có nghĩa là bác thể hiện tôn trọng của người Tà Ôi (có thể họ chỉ hình dung như vậy). Thần nước có mối liên hệ đặc biệt với lễ khánh thành bến nước, lần đầu tiên khi làm bến nước, nước được dẫn về làng qua các ống lồ-ô, lúc này không người nào được sử dụng nước. Các trưởng họ và già làng đem con gà còn sống cầu mong cho nước ăn không đau bụng, nguồn nước không bao giờ tắt. Sau khi cúng xong giết gà bên nhà rông và lấy máu [[chôn cất|chôn]] ở chỗ có nước. Chỗ cột cuối cùng có vòi nước được làm rất đẹp và chôn máu gà (sôl rtang dak) được làm và sửa hàng năm. Nước lần đầu tiên khi sử dụng dân làng phải làm một con gà, một con lợn, một con dê không cho người làng khác được sử dụng. Lúc đó già làng sẽ làm lễ cúng mời thần nước (aul –avó dak).
 
=== Thần chỗ ở gia đình (giàng an teng) ===
Dòng 114:
Hàng năm người ta vẫn đến tiến hành thăm nhà mồ có đầu hổ. Trong các thôn của xã Nhâm chỉ có làng Nhâm I còn có tục thờ thần hổ, làng Ka Linh, Tà Kêu trước đây ở bên Lào cũng có. Từ chiến tranh chống Mỹ cho đến nay người ta không còn giữ thủ tục này.
 
Vị trí của ngôi nhà mồ dành riêng cho hổ được [[chôn cất|chôn]] ở phía trên nhà mồ của người, không ai có quyền vào khu nhà mồ của hổ. Nhà mồ của hổ được rào bằng đá xung quanh. Ở giữa ngôi nhà mồ người ta để hòn đá, trên hòn đá người ta đặt chiếc đầu hổ, người ta cũng chia cho hổ các vật dụng như: vòng tay, bát đựng thức ăn, tấm rèng, sừng trâu, bò, hàm răng lợn. Các loại đồ thờ cúng này ông già làng phải phân bổ cho các hộ chuẩn bị.
 
Hàng năm khi người Tà Ôi tiến hành tổ chức ăn năm mới, hay cúng khánh thành nhà rông, thần hổ đều được chia phần, khi tuốt lúa mới phải thổi cơm dành phần cho thần hổ ăn. Một năm tổ chức vệ sinh cho khu nhà mồ hổ một lần, khách ngoài làng không được phép vào trong khu nhà mồ đó. Việc thờ đầu hổ xuất phát từ niềm tin rằng hổ sẽ báo mộng cho người ta biết làng sắp gặp chuyện chiến tranh, mất mùa, có dịch bệnh. Các điềm báo xấu đó thông qua giấc mộng đến với người trong làng. Trước đây ở bên Lào có nhiều trường hợp một làng thờ đến 2 đầu hổ.