Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kim cương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 113.169.22.181 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của TuanminhBot
Dòng 201:
Một số viên kim cương có phát xạ ánh sáng (hầu hết là màu [[xanh lam|xanh dương]]) dưới tia [[tử ngoại|cực tím]], một số có màu đỏ tía. Hầu hết các viên kim cương phát xạ ánh sáng xanh trắng, vàng hay xanh lá cây dưới tác dụng của [[tia X]] và dùng trong khai mỏ để tách riêng kim cương có khả năng phát sáng và những viên đá bình thường khác không có khả năng này. Trong điều kiện thường, hầu hết các viên kim cương đều không phát ánh sáng, trừ ánh sáng xanh dương mặc dù các loại kim cương màu có thể phát quang nhiều màu hơn.
 
==== Tính chấtdẫn điện ====
Ngoại trừ kim cương xanh dương vốn là một chất [[chất bán dẫn|bán dẫn]], mọi loại kim cương còn lại là chất [[chất cách điện|cách điện]] tốt. Nguyên nhân là do trong phân tử kim cương xanh dương có chứa nguyên tử [[bo]] tạp chất, là một chất cho [[electron|điện tử]] và tạo ra một chất [[chất bán dẫn|bán dẫn loại p]]. Tuy nhiên, các loại kim cương màu xanh dương không chứa tạp chất bo, như loại khai thác ở mỏ kim cương Argyle tại Úc, có màu như vậy là do chứa nhiều [[hiđrô]] nên là một chất cách điện.
 
==== Tính chấtdẫn nhiệt ====
Không giống như những chất cách điện tốt khác, kim cương là một chất [[trao đổi nhiệt|truyền nhiệt]] tốt bởi vì các [[nguyên tử]] được liên kết chặt chẽ với nhau. Hầu hết các viên kim cương xanh có chứa [[bo]] thay thế cho [[cacbon]] trong [[mạng nguyên tử]] cũng có khả năng truyền nhiệt cao. Một viên kim cương nhân tạo nguyên chất có [[hệ số truyền nhiệt]] vào khoảng 2.000-2.500 [[Watt|W]]/([[mét|m]].[[Kelvin|K]]), cao gấp 4 đến 5 lần so với [[đồng]] và là cao nhất trong tất cả những chất đã được biết trong [[nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn|nhiệt độ phòng]]. Do đó, người ta dùng nó trong những thiết bị bán dẫn để giúp cho silic và các vật liệu bán dẫn khác không bị quá nóng. Mức năng lượng các [[lỗ trống]] trên kim cương vào khoảng 5,4-6,4 [[eV]].