Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gestapo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
SieBot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thay: arz:جيستابو
Dòng 55:
== Giam giữ tù nhân nổi tiếng ==
 
Gestapo phụ trách giam giữ một số từ nhân nổi tiếng, kể cả TS. [[Kurt Schuschnigg]] (cựu Thủ tướng Áo, vào tù khi Đức sáp nhập Áo), tiến sĩ [[TS. Hjalmar Schacht]] (hai lần là cựu Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Đức), [[Léon Blum]] (cựu Thủ tướng Pháp) cùng với vợ, Thượng tướng [[Alexander von Falkenhausen]] (cựu chỉ huy quân quản Bỉ và bắc Pháp, tham gia nhóm chống Hitler), Mục sư [[Friedrich Niemöller]] (hoạt động chống Hitler, được tòa án tha bổng nhưng vẫn bị Gestapo giam giữ vô thời hạn), Hoàng thân Philip Xứ Hesse....
 
Ngày [[12 tháng 3]] năm 1938, Đức xua quân tiến vào Áo và tuyên bố sáp nhập Áo vào Đức. Thủ tướng Áo TS.tiến sĩ Schuschnigg bị đối xử một cách hèn hạ đến nỗi khó mà tin rằng đấy không phải là do lệnh của chính Hitler. Ông bị giam lỏng ở nhà trong thời gian từ 12/3 đến 28/5, và Gestapo làm đủ mọi cách để ông không ngủ được. Kế đến, ông bị mang đến tổng hành dinh Gestapo trong Khách sạn Metropole ở [[Wien]], nơi ông bị giam trong một căn phòng nhỏ trong 7 tháng kế tiếp. Với một chiếc khăn tắm được phân phát để sử dụng cá nhân, ông bị bắt phải lau chùi nhà ngủ, bồn rửa mặt, nhà vệ sinh của bảo vệ SS và những công việc chân tay thấp kém khác mà Gestapo có thể nghĩ ra. Ngày 11/2, đúng một năm sau khi ông bị mất chức, ông sụt đi 25 kg nhưng bác sĩ vẫn báo cáo ông có sức khỏe rất tốt. Những năm bị giam cô lập và kế tiếp cuộc sống “giữa những người chết” trong những trại tập trung.
 
Ngay sau khi bị bắt, ông được phép kết hôn bằng cách ủy quyền với nguyên Nữ Bá tước Vera Czernin, và trong những năm cuối của Thế chiến II, bà được phép sống cùng ông trong trại tập trung cùng đứa con sinh năm 1941. Làm thế nào họ sống sót được trong cảnh giam cầm là một phép lạ. Cùng sống sót với họ là một số nạn nhân nổi tiếng kể trên.