Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cách mạng Tháng Mười”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Vantien93 (thảo luận | đóng góp)
n replaced: : → :, Quốc Hội → Quốc hội, tháng Giêng năm → tháng 1 năm , có 5 người → có năm người using AWB
Dòng 76:
9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt đại bác báo hiệu tấn công (thực ra các phát đạn không nhắm vào cung điện mà chỉ dùng tiếng nổ của đại bác để đối phương hoang mang). Hàng lính bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt (trừ Kerensky).
 
Tác giả Thierry Wolton cho rằng tất cả nhân chứng thời đó đều nói về sự kiện tấn công cung điện mùa đông như một cuộc đảo chính chớp nhoáng. Báo L’Humanité của cộng sản Pháp ngày 09/10/1917 đăng bài "''Cuộc đảo chính tại Nga''". Khi đó lực lượng quân sự của người Bolshevik tiến vào Cung điện Mùa Đông, lúc đó đã trở thành quân y viện, họ không gặp sự kháng cự nào đáng kể từ đội nữ binh và các sinh viên sĩ quan. Ở bên ngoài, xã hội vẫn hoạt động bình thường, hầu như đa số người dân thủ đô Petrograd không nhận ra. Theo nhà sử học Mỹ Richard Pipes, thiệt hại trong cuộc tấn công vào Cung điện Mùa đông chỉ có 5năm người chết và một số người bị thương, hầu hết là do đạn lạc. Sau sự kiện này, tất cả báo chí không phải của người Bolshevik đều bị cấm còn hội đồng Xô Viết bị ngưng hoạt động mười ngày sau đó. Chính quyền do người Bolshevik lãnh đạo cai trị bằng sắc lệnh. Một tháng sau, Tchéka (Ủy ban đặc biệt toàn quốc về đấu tranh chống phản cách mạng, tung tin đồn nhảm và phá hoại) ra đời. Đến tháng Giêng1 năm 1918, Quốc Hộihội lập hiến bị giải tán, đến tháng 6/1918 những trại giam đầu tiên được thành lập trong thời kỳ [[Nội chiến Nga]] chống Bạch Vệ. Những diễn biến này cũng rất giống với diễn biến của [[Cách mạng Pháp 1789]]: mở màn bởi cuộc đảo chính chiếm ngục [[Bastille]], sau đó là giải tán quốc hội lập hiến và cuộc chiến tranh chống lại sự tấn công các nước [[phong kiến]] châu Âu. Theo Thierry Wolton, từ "Cách Mạng Tháng Mười" mang lại một vầng hào quang cho sự kiện, khiến nó được nâng ngang tầm với những tiến bộ như [[Cách mạng Pháp 1789]].<ref>[http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171101-phap-CMT10-cuoc-dao-chinh-bon-se-vich Chuyên gia Pháp : «Cách Mạng Tháng Mười» chỉ là cuộc đảo chính bôn-sê-vích], 01-11-2017, RFI</ref>
 
==Kết quả==
Dòng 131:
Với việc Cách mạng Tháng 10 nổ ra và sự thành lập Nhà nước Xô viết, [[lịch sử thế giới]] lần đầu tiên xuất hiện một kiểu Nhà nước mới, cùng những chính sách hướng đến lợi ích của người lao động và công bằng xã hội: quyền bình đẳng của [[phụ nữ]], cấm phân biệt chủng tộc, quyền làm việc 8 giờ/ngày, chống sa thải lao động vô cớ, trợ cấp cho người già và người tàn tật, giáo dục và y tế miễn phí... Đây là những chính sách mà các nước phương Tây cùng thời kỳ chưa hề có. Sự ra đời và tồn tại của Nhà nước Xô viết đã tạo ra áp lực khiến các nước tư bản phương Tây tư bản phải tự cải cách, mở rộng các quyền lợi của người lao động và phúc lợi xã hội. Ngày nay, nhiều chính sách của Nhà nước Xô viết đã được các nhà nước hiện đại tiếp thu, trở thành giá trị phổ quát ngay cả ở các nước phương Tây vốn từng muốn dập tắt cuộc Cách mạng<ref>The Future Did Not Work by J. Arch Getty, Book Review of The Passing of an Illusion by Franois Furet [March 2000 Atlantic Monthly]</ref>.
 
Tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga, sau khi Liên Xô tan rã, [[Boris Yeltsin]], đổi ngày kỷ niệm Cách mạng tháng 10 thành ngày của Đồng lòng và Hòa giải. Năm 2006, [[Putin]] đã đi xa hơn bằng cách thay đổi ngày nghỉ đến ngày 4 tháng 11 và đổi tên nó là ngày Thống nhất.<ref>[http://www.thetimes.co.uk/article/after-100-years-his-tsar-is-in-the-ascendant-z3rwf00bj?shareToken=6e2bb928d2a885b8f01bf2fd22cc8301 After 100 years, his tsar is in the ascendant], www.thetimes.co.uk, 19-2-2017</ref> Nhưng đến ngày 11 tháng 4 năm [[2009]], sau 3 năm gián đoạn, Tổng thống Nga [[Dmitry Anatolyevich Medvedev|Dmitry Medvedev]] đã ký đạo luật Liên bang khôi phục ngày lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga từ đầu năm [[2010]]. Văn kiện này đã được [[Đuma Quốc gia]] (Hạ viện) và [[Hội đồng Liên bang]] (Thượng viện) Nga thông qua ngày 27 tháng 3 và 1 tháng 4 năm 2009<ref>[http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=335296 Nga khôi phục Ngày kỷ niệm Cách mạng XHCN tháng Mười vĩ đại 7/11]</ref>.
 
Ngày 6/12/2016, tổng thống Nga [[Vladimir Putin]] đã ký sắc lệnh chính phủ về việc tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm cuộc Cách mạng Nga, Bộ Văn hoá Nga có trách nhiệm tổ chức các sự kiện kỷ niệm nhân dịp này<ref>http://www.newsweek.com/putin-decrees-russian-revolution-centennial-celebration-534345</ref>
Dòng 166:
* [http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Ky-niem-90-nam-Cach-mang-Thang-Muoi-Nga-Nhieu-bai-hoc-lon-bo-ich-van-con-nguyen-gia-tri-trong-thuc-tien-doi-moi-va-xay-dung-CNXH-o-Viet-Nam/200711/2767.vgp Kỷ niệm 90 năm Cách mạng tháng 10 Nga]
* [http://www.laodong.com.vn/Home/Cach-mang-Thang-Muoi-va-ve-dep-cua-tieu-thuyet-Nga/200711/63008.laodong "Cách mạng Tháng Mười và vẻ đẹp của tiểu thuyết Nga"]
* [https://www.marxists.org/archive/reed/1919/10days/10days/ John Reed - "Mười ngày rung chuyển thế giới"]
 
{{thể loại Commons|Russian Revolution of 1917}}