Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Indira Gandhi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: replaced: thứ 3 của → thứ ba của using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 68:
|signature = Indira-Gandhi-Signature-Transparent.png
}}
'''Indira Priyadarśinī Gāndhī''' ([[Devanagari|Devanāgarī]]: इन्दिरा प्रियदर्शिनी गान्धी; [[Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế|IPA]]: {{IPA|[ɪnd̪ɪraː prɪjəd̪ərʃɪniː gaːnd̪ʰiː]}}; tên thời con gái là '''Indira Priyadarshini Nehru''', sinh ngày [[19 tháng 11]] năm [[1917]], mất ngày [[31 tháng 10]] năm [[1984]]) là [[Thủ tướng Ấn Độ]] từ [[19 tháng 1]] năm [[1966]] đến [[24 tháng 3]] năm [[1977]], và lần thứ hai từ ngày [[14 tháng 1]] năm [[1980]] cho đến khi bị [[ám sát]] ngày [[31 tháng 10]] năm [[1984]].
 
Là con gái của thủ tướng đầu tiên, [[Jawaharlal Nehru]], và là mẹ của một thủ tướng khác, [[Rajiv Gandhi]], Indira Gandhi là một trong những [[chính trị gia|chính khách]] nổi bật nhất sau khi [[Ấn Độ]] giành độc lập. Bà không có quan hệ họ hàng gì với [[Mahatma Gandhi]].
 
== Thiếu thời ==
[[Gia tộc]] [[Jawaharlal Nehru|Nehru]] thuộc giai cấp [[Bà-la-môn|Brahmin]] ở [[bang]] [[Jammu]], ở [[Kashmir]] và ở [[Delhi]]. [[Ông nội]] của Indira là một [[luật sư]] giàu có ở [[Allahabad]] thuộc bang [[Uttar Pradesh]]. Ông là một trong số những thành viên quan trọng nhất của [[Đảng Quốc Đại Ấn Độ]] trong [[thời kỳ tiền Gandhi]], là người soạn thảo bản Báo cáo Nehru, sự lựa chọn của nhân dân cho thể chế chính trị tương lai của Ấn Độ đối nghịch với thể chế của Anh. Cha của bà, Jawaharlal Nehru là một luật sư [[trí thức]], cũng là [[nhà lãnh đạo]] được yêu thích trong [[Phong trào Độc lập Ấn Độ]]. Người vợ trẻ của ông, [[Kamala]], sinh hạ Indira GandhiPriyadarshini Nehru vào thời điểm Nehru gia nhập phong trào độc lập cùng với Mahatma Gandhi.
 
Lớn lên trong sự chăm sóc của người mẹ vẫn thường bệnh tật và xa cách gia đình bên nội, GandhiIndira phát triển [[bản năng tự vệ]] và [[tính cách đơn độc]]. Indira thường [[bất hòa]] với các bà cô (chị em của cha), đáng kể nhất là với [[Vijayalakshmi Pandit]] (nữ chủ tịch đầu tiên của [[Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc]]), những tranh chấp này được họ đem theo vào [[chính trường]].
 
Indira GandhiPriyadarshini Nehru thành lập [[phong trào Vanara Sena]] cho thanh thiếu niên, thủ giữ một vai trò tuy nhỏ nhưng có nhiều ảnh hưởng trong Phong trào Độc lập Ấn Độ, tổ chức những cuộc phản kháng và [[diễu hành]], cũng như hỗ trợ các chính khách đảng Quốc Đại phổ biến các [[ấn phẩm nhạy cảm]] và tài liệu bị cấm đoán. Theo một giai thoại, Indira đã giấu một văn kiện quan trọng trong cặp sách để đem ra khỏi ngôi nhà bị [[cảnh sát]] theo dõi cẩn mật, đó là bản phác thảo khởi xướng cuộc cách mạng vào đầu [[thập niên 1930]].
 
[[Tập tin:Nehru family.jpg|nhỏ|trái|280px|Gia tộc Nehru - Đứng (từ trái): [[Jawaharlal Nehru]], [[Vijayalakshmi Pandit]], [[Krishna Hutheesing]], Indira, và Ranjit Pandit; Ngồi: Swaroop Rani, Motilal Nehru và [[Kamala Nehru]] khoảng năm [[1927]].]]
Năm [[1934]], mẹ cô, Kamala Nehru, bị quật ngã bởi bệnh lao phổi sau một thời gian dài chữa trị. Khi ấy Indira Gandhi 17 tuổi, và chưa bao giờ có cơ hội hưởng không khí đầm ấm của gia đình trong suốt thời niên thiếu. Cô theo học tại những trường nổi tiếng của Ấn Độ, [[Châu Âu|Âu châu]] và [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]] như Santiniketan và [[Đại học Oxford|Oxford]], nhưng thành tích học tập yếu kém đã không giúp cô có được một văn bằng nào. Trong những năm sống ở Anh và Âu châu đại lục, Indira gặp [[Feroze Gandhi]], một thành viên tích cực của đảng Quốc Đại. Họ kết hôn năm [[1942]], ngay trước lúc khởi xướng [[Phong trào Bất phục tùng Dân sự Ấn Độ]] (''Quit India Movement'') – một cuộc cách mạng tối hậu và rộng khắp phát động bởi Mahatma Gandhi và đảng Quốc Đại. Đôi vợ chồng mới cưới bị giam giữ trong vài tháng vì dính líu đến phong trào. Sau khi kết hôn, Indira Priyadarshini Nehru đổi họ theo họ Gandhi của nhà chống. Năm [[1944]], Rajiv Gandhi chào đời, hai năm sau là [[Sanjay Gandhi]].
 
Suốt trong giai đoạn hỗn loạn năm [[1947]] khi người Anh chia cắt lục địa này thành hai quốc gia: Ấn Độ và [[Pakistan]], Gandhi giúp tổ chức những trại tị nạn cũng như cung ứng việc chăm sóc y tế cho hàng triệu người tị nạn đến từ Pakistan. Đó là hoạt động xã hội đầu tiên của cô, và là kinh nghiệm quý báu cho những giai đoạn khó khăn sắp đến.