Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tổng sản phẩm nội địa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 180.93.189.63 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Ledinhthang
Dòng 94:
Để dễ hiểu hơn, ta có thể lấy ví dụ như sau: Một nhà máy sản xuất đồ ăn nhanh đặt tại Việt Nam do công dân Mỹ đầu tư để tiêu thụ nội địa. Khi đó mọi thu nhập từ nhà máy này sau khi bán hàng được tính vào GDP của Việt Nam, tuy nhiên [[lợi nhuận]] ròng thu được (sau khi khấu trừ thuế phải nộp và trích nộp các quỹ phúc lợi) cũng như [[Tiền lương|lương]] của các công nhân Mỹ đang làm việc trong nhà máy được tính là một bộ phận trong GNP của Mỹ.
 
== So sánh xuyên quốc gia ==
GDP của các quốc gia khác nhau có thể so sánh bằng cách chuyển đổi giá trị của chúng (tính theo nội tệ) sang bằng một trong hai phương thức sau:
 
* '''Tỷ giá hối đoái hiện tại''': GDP được tính theo tỷ giá hối đoái thịnh hành trên các thị trường tiền tệ quốc tế.
* '''Ngang giá sức mua hối đoái''': GDP được tính theo sự ngang giá của sức mua (tiếng Anh: purchasing power parity hay viết tắt: [[PPP]]) của mỗi loại tiền tệ tương đối theo một chuẩn chọn lựa (thông thường là đồng đôla Mỹ).
 
Thứ bậc tương đối của các quốc gia có thể lệch nhau nhiều giữa hai xu hướng tiếp cận kể trên.
 
Phương pháp tính theo ''sự ngang giá của sức mua'' tính toán hiệu quả tương đối của sức mua nội địa đối với những nhà sản xuất hay tiêu thụ trung bình trong nền kinh tế. Nó có thể sử dụng để làm chỉ số của mức sống đối với những nước chậm phát triển là tốt nhất vì nó bù lại những điểm yếu của đồng nội tệ trên thị trường thế giới.
 
Phương pháp tính theo ''tỷ giá hối đoái hiện tại'' chuyển đổi giá trị của hàng hóa và dịch vụ theo các tỷ giá hối đoái quốc tế. Nó là chỉ thị tốt hơn của sức mua quốc tế của đất nước và sức mạnh kinh tế tương đối.
 
Cụ thể hơn, đề nghị xem [[Các chỉ số kinh tế]].
 
== Các vấn đề ==