Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Nguyễn Bỉnh Khiêm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã khóa “Thảo luận:Nguyễn Bỉnh Khiêm”: tránh IP thảo luận diễn đàn ([Sửa đổi=Chỉ cho phép các thành viên tự động xác nhận] (hết hạn 12:41, ngày 20 tháng 11 năm 2017 (UTC)) [Di chuyển=Chỉ cho ph…
Những ý kiến đóng góp không vi phạm đạo đức, chính trị, tôn giáo... nên được ghi nhận.
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 156:
* sa đà vào chi tiết quá sâu
Tôi tạm khóa cho IP sửa đổi vì e ngại bài sẽ lún không thể sửa chữa được nữa. [[User:Alphama|<span style="background:#16BCDA;color:white;border-radius:4px;">&nbsp;A l p h a m a&nbsp;</span>]] <sup><span style="background:yellow;border-radius:3px;">[[User talk:Alphama|Talk]]</span></sup> 15:15, ngày 28 tháng 10 năm 2017 (UTC)
 
==Một số sự thật lịch sử xác tín về NBK nhưng (đáng tiếc!) vẫn chưa được công nhận bởi hầu hết các nhà nghiên cứu==
 
- Về thái độ của NBK với nhà Lê và nhà Mạc:
 
NBK đi thi và làm quan dưới triều Mạc là hoàn toàn tự nguyện, không phải bởi sự thúc bách của bạn bè hay hoàn cảnh (vì muốn thoát cảnh nghèo như một số nhà nghiên cứu gán cho NBK!). Nếu ông khao khát công danh đến mức như [[Nguyễn Công Trứ]] thì tại sao phải chờ đến năm 45 tuổi mới đi thi? Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chủ động bỏ qua tới 9 kỳ đại khoa dưới thời Lê sơ và cả đầu triều Mạc. Nếu ông muốn công danh, khao khát giấc mộng công hầu, muốn vinh thân phì gia càng sớm càng tốt thì sao phải chờ đợi cơ hội đến gần 50 tuổi mới bắt đầu lập nghiệp?
 
- Về đường quan lộ của NBK:
 
NBK không phải chỉ làm quan có 7 năm (1535–1542) dưới triều Mạc rồi cáo quan về sống và dạy học ở quê nhà Trung Am cho đến lúc mất như rất nhiều người xưa nay vẫn đồng tình. Những nhà nghiên cứu như Trần Khuê và Vũ Khuê đã bác bỏ điều này thông qua những chứng cứ từ thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguồn sử liệu từ các bản văn bia do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và được phát hiện tại Thái Bình cũng bác bỏ quan điểm NBK chỉ có 7 năm làm quan. Thơ tặng của [[Giáp Hải]]/[[Giáp Trừng]] (một công thần hàng đầu của nhà Mạc, cũng được phong đến tước ''Công'' lúc sinh thời) dành cho NBK cũng bác bỏ quan điểm rằng NBK sớm bỏ nhà Mạc để về hưu non. Sự thật lịch sử là sau năm 1542 NBK chủ yếu làm quan tại gia (Trung Am, Vĩnh Lại, [[xứ Đông]]) hơn là thường trực ở kinh đô Thăng Long. Ông chỉ chính thức về hưu khi đã ở độ tuổi 73 như trong thơ của ông đã xác nhận.
 
- Về tước hiệu của NBK:
 
NBK được vua Mạc phong tước hiệu ''Quốc công'' sớm hơn 17 năm trước khi ông qua đời, chứ không phải đợi đến sau khi ông đã mất. [Ai có thành tâm với sự thật lịch sử thì xin mất chút thời gian tham khảo các bài viết: “[http://vannghesontay.com/en/news/Nghien-cuu-trao-doi/BAI-VAN-BIA-GHI-VIEC-TAC-TUONG-TAM-GIAO-CHUA-CAO-DUONG-CUA-TRINH-QUOC-CONG-1425/ Bài văn bia ghi việc tạc tượng Tam giáo, chùa Cao Dương của Trình Quốc công]” (''Tạp chí Hán Nôm'' số 1, 1990) của Vũ Tuấn Sán và Đinh Khắc Thuân; “[http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/0206v.htm Hai tấm bia Trạng Trình soạn mới phát hiện ở Thái Bình]” (''Tạp chí Hán Nôm'' số 6, 2002) của Nguyễn Hữu Tưởng; “[http://vhnt.org.vn/tin-tuc/tu-lieu-trong-nuoc/29028/phat-hien-pho-tuong-mac-o-thai-binh Phát hiện pho tượng Mạc ở Thái Bình]” (''Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật'' số 355, 2014) của Trang Thanh Hiền]. Điều này cho thấy nhà Mạc không bạc đãi NBK (như những người chống đối họ vẫn tuyên tuyên bao đời nay) mà ngược lại đã rất trân trọng và khoản đãi ông. Nên so sánh cách đối đãi này với trường hợp Nguyễn Trãi. Một điều cần thừa nhận rằng công lao của NBK với nhà Mạc khó có thể so với công lao của Nguyễn Trãi với nhà Lê sơ. Vì Nguyễn Trãi không chỉ là công thần khai quốc, có công trong tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, mà còn là gương mặt nổi bật nhất trong công cuộc phục hồi lại nền văn hóa Việt của nhà Lê sơ sau những tàn phá khủng khiếp dưới thời thuộc Minh. Nhưng cách đối đãi của nhà Lê sơ với Nguyễn Trãi có bằng nhà Mạc với NBK?
 
- Về khả năng dự báo của NBK:
 
Khả năng đưa ra những dự báo đi trước thời đại (chứ không phải là bói toán) với tính chiến lược cao về địa chính trị của NBK là điều đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, chứ không phải chỉ là sự thêu dệt của dân gian. [[Nguyễn Thiếp]] (con người đã được một tay anh hùng chọc trời khuấy nước như Quang Trung Nguyễn Huệ trân trọng đến nhường ấy!) ở thế kỷ 18 cũng khẳng định tài năng “áo cơ tham tạo hóa” (“mưu cơ thâm kín can dự vào công việc của tạo hóa”) và “phiến ngữ toàn tam tính” (“chỉ một lời mà bảo toàn cho cả ba họ”, cụm từ “ba họ” mà Nguyễn Thiếp muốn nhắc đến dù là Mạc-Trịnh-Nguyễn hay Lê-Trịnh-Nguyễn cũng đều có lý cả) của NBK thông qua bài thơ chữ Hán “Quá Trình Tuyền mục tự” (“Qua chùa cũ của Trình Tuyền”) được Nguyễn Thiếp cảm tác khi về thăm quê Trung Am của NBK.
 
Vai trò then chốt của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong quyết định [[Nam tiến]] của [[Nguyễn Hoàng]] là điều đã được các bộ sử liệu chính thức dưới triều [[nhà Nguyễn]] (biên soạn bởi [[Quốc sử quán (triều Nguyễn)|Quốc sử quán triều Nguyễn]]) là “[[Đại Nam nhất thống chí]]” và “[[Đại Nam thực lục]]” khẳng định, chứ không phải chỉ có trong giai thoại dân gian. [Cần nhớ rằng người nhà Nguyễn thù ghét nhà Mạc không kém mấy nhà Lê-Trịnh. [[Nguyễn Kim]] phục dựng họ Lê để chống họ Mạc năm 1533. Hàng tướng nhà Mạc đầu độc chết Nguyễn Kim. [[Nguyễn Hoàng]] (con của Nguyễn Kim) tham gia rất tích cực vào việc truy quét nhà Mạc khỏi vùng Bắc Bộ cuối thế kỷ 16.] Tại sao cả 2 bộ sử (''Đại Nam thực lục'' và ''Đại Nam nhất thống chí'') được xem là chính thống của nhà Nguyễn, do các sử thần triều Nguyễn (Quốc sử quán triều Nguyễn) biên soạn lại xác nhận lời nói của NBK (một người họ biết rõ là trung thần của nhà Mạc, triều đại thù địch số một đối với các họ Lê-Trịnh-Nguyễn gốc xứ Thanh) một cách quả quyết và có vẻ trang trọng đến vậy? Tại sao sử thần nhà Nguyễn không cố tình lờ đi vai trò của NBK trong quyết định Nam tiến của Nguyễn Hoàng, hoặc giả như gắn vai trò của NBK cho một nhân vật lịch sử nào đó thân cận và trung thành với Nguyễn Hoàng chẳng hạn? Vậy dù có đưa ra lý lẽ nào để bác bỏ vai trò lịch sử của NBK trong quyết định Nam tiến của Nguyễn Hoàng thì người ta cũng phải thừa nhận một điều là sử thần thời nhà Nguyễn (cụ thể ở đây là những sử quan của Quốc sử quán triều Nguyễn) đã có một cái nhìn trân trọng thực sự đối với NBK dù họ vẫn không quên bài xích “Nhuận Mạc”.
 
Đối với tầm nhìn chiến lược của NBK về xung đột tiềm năng trên biển Đông, tham khảo các bài viết của ông Nguyễn Khắc Mai (Trung tâm Minh triết Việt Nam) về bài thơ “Cự ngao đới sơn”.
 
---[[Đặc biệt:Đóng góp/203.205.34.102|203.205.34.102]]
Quay lại trang “Nguyễn Bỉnh Khiêm”.