Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Huyền Trân Công chúa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Zasawa (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 26:
'''Huyền Trân công chúa ''' ([[chữ Hán]]: 玄珍公主; ''không rõ năm sinh năm mất''<ref>Chính sử không ghi rõ, chỉ có các thuyết từ thần tích. Ngẫm nên để trống</ref>), là [[công chúa]] đời [[nhà Trần]], là con gái của [[Trần Nhân Tông]], em gái của [[Trần Anh Tông]].
 
Năm [[1306]], Huyền Trân công chúa được gả cho Quốc vương [[Chiêm Thành]] là [[Chế Mân]] ([[tiếng Phạn]]: ''Jaya Sinhavarman III'') để đổi lấy hai [[châu Ô]], [[châu Lý|Lý]] (từ [[đèo Hải Vân]], [[Thừa Thiên - Huế]] đến phía bắc [[Quảng Trị]] ngày nay). 1 năm sau, Chế Mân chết, Huyền Trân công chúa được Trần Anh Tông sai [[Trần Khắc Chung]] cướp về, sau đó xuất gia.
 
Câu chuyện về Huyền Trân công chúa được truyền tụng trong dân gian, không chỉ vì lý do chính trị mà còn về khía cạnh văn hóa [[thơ]], [[ca nhạc]] cũng như nghệ thuật [[sân khấu]]. Điều này khiến Huyền Trân công chúa trở thành công chúa nổi tiếng nhất trong [[lịch sử Việt Nam]].