Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sơn Đông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n đã thêm Thể loại:Hoa Đông dùng HotCat
n clean up, replaced: hế kỷ 10 → hế kỷ X, hế kỷ 11 → hế kỷ XI using AWB
Dòng 53:
Thời kỳ đầu tộc Thương, bộ lạc này lấy tây nam bộ Sơn Đông làm trung tâm hoạt động. Thủy tổ tộc Thương là [[Tử Tiết|Khiết]] từng định đô tại Phiên (蕃)- nay thuộc [[Đằng Châu]], thủ lĩnh [[Tướng Thổ]] định đông đô tại chân [[Thái Sơn]]. Sau này, tộc Thương phát triển thế lực về hướng đông, vượt quá [[Tứ Thủy (sông)|Tứ Thủy]] (泗水), Sơn Đông vì thế là một trong những khu vực hoạt động chính của tộc Thương. Đầu thời [[nhà Thương]], triều đình từng định đô tại [[Bạc (đô thành)|Bạc]] (亳)- nay thuộc [[Tào (huyện)|huyện Tào]], sau từng có tám lần thiên đô, trong đó hai lần đầu nằm trên địa phận Sơn Đông, sau đó kinh đô triều Thương từng đặt ở đất Tí (庇)- nay thuộc [[Vận Thành, Hà Trạch|Vận Thành]], đất Yểm (奄)- nay thuộc [[Khúc Phụ]]. Khu vực thống trị của triều Thương có diện tích thống trị rộng lớn hơn nhiều so với triều Hạ, số [[phương quốc]] (tức nước chư hầu) tăng thêm nhiều. Các phương quốc chủ yếu của triều Thương trên địa bàn Sơn Đông gồm: Yểm (奄), Bạc Cô (薄姑), Chư (諸), Cử (莒), Đàm (郯), Phùng (逢), Họa (畫), Cố (顧), Thục (蜀), Lê (黎), Lai (萊), Kỷ (杞), Tăng (繒), Sân (莘), Nhâm (任).<ref name="dzwww"/>
 
Thế kỷ 11XI TCN, [[Chu Vũ vương]] [[trận Mục Dãn|tiêu diệt]] triều Thương, bắt đầu cai trị [[Thiên hạ]]. Sau đó, Vũ vương đã phong cho người phụ tá có công là [[Khương Tử Nha]] ở đất Tề, phong cho em trai là [[Chu Công Đán]] ở đất Lỗ.
[[Tập tin:Great wall of qi 2008 07 14.jpg|nhỏ|phải|Phần còn lại của [[Tề Trường Thành]] trên Đại Phong Sơn (大峰山), tây nam khu [[Trường Thanh]] của [[Tế Nam]]]]
[[Tề (nước)|Nước Tề]] định đô ở [[Lâm Truy]], căn cứ theo "[[Tả truyện]]- Hi công tứ niên", cương vực nước này "đông đến biển, tây đến hà ([[Hoàng Hà]]), nam đến Mục Lăng (穆陵)- nay ở nơi giao giới giữa [[Nghi Thủy, Lâm Nghi|Nghi Thủy]] và [[Lâm Cù]], bắc đến Vô Lệ (無棣)- nay thuộc [[Diêm Sơn]] của Hà Bắc. Nước Tề "có nghề công thương thuận lợi, có nguồn lợi muối cá thuận lợi, nên nhiều người dân theo về". Nước Tề dung hợp "văn hóa Đông Di", "cử hiền và thượng công", chuyên tâm cách tân, quốc lực ở mức cao trong số các nước chư hầu. Điền thị nguyên nắm giữ quyền bính tại nước Tề, đến năm 386 TCN thì thay thế Khương thị làm vua nước Tề, sử gọi là [[Điền Tề]].
Dòng 78:
Vào thời gian cực thịnh của [[nhà Tùy|triều Tùy]], số hộ tại khu vực nay là Sơn Đông chiếm 21% tổng số hộ toàn quốc. Chiến loạn những năm cuối triều Tùy đã phá hoại nặng nề Sơn Đông. Sau [[Trinh Quán chi trị]] thời [[Đường Thái Tông]] và [[Vĩnh Huy chi trị]] thời [[Đường Cao Tông]], Sơn Đông mới có thể khôi phục và phát triển. Thời [[nhà Đường]], khu vực Sơn Đông chủ yếu thuộc về Hà Nam đạo. Những năm Khai Nguyên và Thiên Bảo thời [[Đường Huyền Tông]], mỗi năm đều có hàng triệu [[thạch (Nhật Bản)|thạch]] lương thực được vận chuyển từ Sơn Đông đến [[Quan Trung]], và ở những nơi như đất Thanh (nay là Thanh Châu) và đất Tề (nay là Tế Nam), vật giá thấp hơn nhiều so với các khu vực khác tại Trung Quốc. Thời Đường, kính hoa lăng (镜花绫) Duyện châu, tiên văn lăng (仙纹绫) Thanh châu, đều là các sản phẩm dệt đẹp và tốt nổi tiếng trên toàn quốc. Đến cuối thời Đường, chiến tranh lại nổi lên khắp nơi. Các [[Truy Thanh tiết độ sứ]] từng kế tiếp nhau cát cứ Sơn Đông trong suốt 60 năm (758-819): [[Hầu Hi Dật]] (侯希逸), các thành viên họ Lý gồm [[Lý Chính Kỉ]] (李正己), [[Lý Nạp]] (李纳), [[Lý Sư Cổ]] (李师古), [[Lý Sư Đạo]] (李师道). Sang thời [[Ngũ Đại Thập Quốc]], Sơn Đông lần lượt thuộc cương vực của năm triều đại ngắn ngủi ở phương Bắc: [[nhà Hậu Lương|Hậu Lương]], [[Hậu Đường]], [[Hậu Tấn]], [[Hậu Hán]], [[Hậu Chu]]; trong thời gian này kinh tế Sơn Đông hoàn toàn đình trệ.
[[Tập tin:Pagoda at Lingyan Si.jpg|nhỏ|phải|Tích Chi tháp (辟支塔) tại [[Linh Nham tự]] (靈巖寺) ở Tế Nam, được xây từ năm 1056 đến năm 1063]]
[[Nhà Tống|Triều Tống]] tái thống nhất Trung Quốc vào cuối thế kỷ 10X. Năm 1996, người ta đã tìm thấy hơn 200 bức tượng Phật giáo tại Thanh Châu, nó được ca ngợi là một phát hiện [[khảo cổ học]] lớn. Các bức tượng được cho là đã bị chôn vùi khi [[Tống Huy Tông]] đàn áp Phật giáo do ông ủng hộ [[Đạo giáo]]. Thời Bắc Tống, kinh tế Sơn Đông phục hồi và phát triển nhanh chóng, năm Tuyên Hòa thứ 1 (1119-1120) thời Tống Huy Tông, [[Tống Giang]] đã tập hợp 36 người nổi dậy tại Lương Sơn (nay thuộc huyện [[Bình Hồ]]), sự việc này được tiểu thuyết hóa trong tác phẩm [[Thủy hử|Thủy Hử truyện]]. Năm Chí Đạo thứ 3 (997), triều đình Tống chia toàn quốc thành 15 lộ, khu vực Sơn Đông hiện nay thuộc Kinh Đông lộ. Năm Hi Ninh thứ 5 (1072), triều đình Tống chính thức phân Kinh Đông lộ thành hai lộ là Kinh Đông Đông lộ và Kinh Đông Tây lộ, đại bộ phận Sơn Đông thuộc Kinh Đông Đông lộ, còn phần tây nam thuộc Kinh Đông Tây lộ.
 
Triều Tống đã buộc phải nhượng khu vực phía Bắc Trung Quốc, trong đó có Sơn Đông, cho [[nhà Kim|triều Kim]] của người [[Nữ Chân]] vào năm 1142. Thời Kim, khu vực tỉnh Sơn Đông hiện nay gần như tương ứng với phạm vi của Sơn Đông Đông lộ (trị sở tại Ích Đô) và Sơn Đông Tây lộ (trị sở tại Đông Bình). Những năm Thái Hòa thời [[Kim Chương Tông]] là thời cực Thịnh của triều Kim, khi đó tổng nhân khẩu của Sơn Đông Đông lộ và Sơn Đông Tây lộ vượt quá 10 triệu người. Khi [[đế quốc Mông Cổ]] [[chiến tranh Mông-Kim|xâm lược Kim]], Sơn Đông đã bị tàn phá, cả nghìn lý không có một bóng người. Kết quả là đến năm Chí Nguyên thứ 13 (1276) thời Nguyên Thế Tổ [[Hốt Tất Liệt]], Sơn Đông chỉ còn 1,26 triệu người với 38 vạn hộ, giảm tương ứng 87% và 75% so với thời Kim, chưa bằng một phần mười nếu so với thời Tây Hán. Thời Kim và Nguyên, người dân bị bóc lột nghiêm trọng, cùng với sự thống trị hung bạo của ngoại tộc, xã hội và kinh tế Sơn Đông lâm vào tình trạng đình trệ và suy thoái.