Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiếng Latinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: hế kỷ 11 → hế kỷ XI, hế kỷ 15 → hế kỷ XV, hế kỷ 16 → hế kỷ XVI, hế kỷ 17 → hế kỷ XVII, hế kỷ 18 → hế kỷ XVIII, hế kỷ thứ 18 → hế kỷ thứ XVI using AWB
n →‎Từ vựng: stub sorting, replaced: rước Công nguyên → rước Công nguyên using AWB
Dòng 508:
Vì tiếng Latinh là một [[nhóm ngôn ngữ gốc Ý|ngôn ngữ gốc Ý]], nên phần lớn từ vựng của nó có gốc Ý, và vốn có gốc trong [[ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thuỷ]]. Tuy nhiên, vì người La Mã tiếp xúc một cách sâu sát với dân tộc [[văn minh Etrusca|Etrusca]] nên không chỉ lấy bảng chữ cái Etrusca để thích nghi làm bảng chữ cái của mình nhưng cũng mượn nhiều từ từ [[tiếng Etrusca]] sang tiếng Latinh. Hai ví dụ là ''{{lang|la|persōna}}'' ("mặt nạ") và ''{{lang|la|histriō}}'' ("diễn viên").<ref name=H&S13>{{harvnb|Holmes|Schultz|1938|p=13}}</ref> Tiếng Latinh cũng mượn từ vựng từ [[tiếng Osca]], một ngôn ngữ gốc Ý khác.
 
Sau khi xâm chiếm được [[Taranto]] (năm 272 trước [[Công nguyên]]) dân tộc La Mã bắt đầu "Hy Lạp hoá": họ lấy đặc trưng của nền văn hoá Hy Lạp để sáp nhập vào nền văn hoá của mình. Khi làm vậy thì người La Mã cũng mượn nhiều từ từ tiếng Hy Lạp như: ''{{lang|la|camera}}'' ("phòng có trần vòm"), ''{{lang|la|symbolum}}'' ("ký hiệu"), ''{{lang|la|balineum}}'' ("nhà tắm")…<ref name=H&S13/> Vì quá trình "Hy Lạp hoá" này nên chữ ''Y'' và ''Z'' được thêm vào bảng chữ cái để có thể viết những âm vị của tiếng Hy Lạp.{{sfn|Sacks|2003|p=351}} Những người La Mã cũng lấy [[nghệ thuật]], [[y học]], [[khoa học]], [[triết học]]… của Hy Lạp mang về bán đảo Ý. Kết quả là nhiều thuật ngữ khoa học và triết học trong tiếng Latinh là từ mượn từ tiếng Hy Lạp, hoặc là từ thuần Latinh với nghĩa mở rộng ra theo gương của tiếng Hy Lạp.<ref name=H&S14>{{harvnb|Holmes|Schultz|1938|p=14}}</ref>
 
Vì đế quốc La Mã bành trướng rồi lập liên hệ kinh doanh với những bộ lạc châu Âu ngoài đế quốc, nên tiếng Latinh mượn một vài từ từ những ngôn ngữ Trung Âu như: từ ''{{lang|la|beber}}'' ("hải ly") có gốc [[nhóm ngôn ngữ German|German]] và từ ''{{lang|la|brācae}}'' ("quần") có gốc [[ngữ tộc Celt|Celt]].<ref name=H&S14/>