Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nghìn lẻ một đêm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 171.228.201.207 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01
Tập tin 1716_Tales_20.jpg đã bị bỏ ra khỏi bài viết vì nó đã bị xóa ở Commons bởi ~riley vì lý do: per c:Commons:Deletion requests/Files in Category:1965 stamps of Hungary.
Dòng 165:
 
=== Văn học phương Tây từ thế kỷ 18 ===
[[Tập tin:1716 Tales 20.jpg|nhỏ|Tem bưu điện Hungary trên đó vẽ hình con ngựa bay trong ''Nghìn lẻ một đêm'']]
 
Tập truyện ''Nghìn lẻ một đêm'' hiện đại bắt nguồn từ bản dịch của Antoine Galland (năm 1704). Thành công tức thì đến với bản dịch của Galland có lẽ là vì nó ra mắt đúng lúc diễn ra phong trào đọc ''contes de fées'' (tạm dịch: "truyện cổ tích") - khởi đầu từ ''Histoire d'Hypolite'' của [[Madame d'Aulnoy]] vào năm 1690. Cuốn sách của d'Aulnoy có kết cấu rất giống với tác phẩm ''Nghìn lẻ một đêm'' và cũng được dẫn dắt bởi một người nữ. Thành công của ''Nghìn lẻ một đêm'' lan tỏa khắp Âu châu. Cuối thế kỷ 18, nó đã được dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Hà Lan, tiếng Đan Mạch, tiếng Nga, tiếng Flemish và tiếng Yiddish.<ref>Reynolds (2006), tr. 279-81</ref> Bản truyện của Galland cũng kích thích một dòng thác truyện nhái, khi một số nhà văn Pháp bắt đầu nhái phong cách và bịa đặt một cách gượng gạo, hời hợt trên nền bối cảnh phương Đông. Một số ví dụ về truyện loại này là ''Les quatre Facardins'' (1730) của [[Antoine Hamilton|Anthony Hamilton]], ''[[The Sofa: A Moral Tale|Le sopha]]'' (1742) của [[Claude Prosper Jolyot de Crébillon|Crébillon]] và ''[[The Indiscreet Jewels|Les bijoux indiscrets]]'' (1748) của [[Denis Diderot|Diderot]]. Các tác phẩm này thường chứa đựng những sự ám chỉ đầy úp mở về xã hội Pháp đương thời.