Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hàn Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 136:
Gần 3 triệu người thiệt mạng hoặc bị thương và hàng triệu người khác mất nhà cửa hoặc chia lìa những người thân trong gia đình trong cuộc chiến tranh này.
 
Sau đó Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tiếp tục theo đuổi sự nghiệp thống nhất đất nước trên cơ sở lập luận "một Triều Tiên", không công nhận chính phủ Hàn Quốc và chọn con đường thống nhất đất nước bằng cách mạng [[hệ thống xã hội chủ nghĩa|xã hội chủ nghĩa]]. Hàn Quốc cũng coi chính phủ của mình là có chủ quyền hợp pháp trên toàn bán đảo Triều Tiên và không công nhận Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên . Những quan điểm cứng nhắc, không nhân nhượng này khiến cho quá trình hòa giải giữa hai bên không thể thực hiện được cho đến tận [[thập niên 1960]]. Đến [[thập niên 1970]] quan hệ hai bên dần được cải thiện. Hai bên Triều Tiên công nhận chính phủ của nhau. Năm 1991, cả hai nước được công nhận để chính thức gia nhập Liên hiệp quốc cùng một lúc. Hàn Quốc đã đầu tư kinh tế và là nước chủ yếu viện trợ lương thực giúp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vượt qua nạn đói [[thập niên 1990]] thông qua chương trình lương thực Thế giới WEP của Liên hiệp quốc.[[Hình:Park Geun-hye.jpg|nhỏ|[[Park Geun-hye]] con của Tổng thống [[Park Chung Hee]] và là nữ [[Tổng thống]] đầu tiên của Hàn Quốc (về sau bị bắt giam do tội danh tham nhũng).]]
Năm [[1948]], [[Lý Thừa Vãn]] (tiếng Hàn: 이승만 (âm Việt: I Xưng Man), Latin hóa: ''Syngman Rhee'') giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ở khu vực nam bán đảo Triều Tiên và trở thành vị tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc. Lý Thừa Vãn thực thi một chính sách cai trị [[độc tài]], đàn áp rất thẳng tay những người cánh tả, thậm chí còn sát hại không ít nhân vật bất đồng chính kiến. Đồng thời, bộ máy quản lý đất nước do ông xây dựng lại bị nạn [[tham nhũng]] nặng nề, kinh tế đất nước phát triển chậm chạp. Chính vì thế nên năm 1960, Lý Thừa Vãn phải đối mặt với làn sóng bất bình rất lớn của người dân. Ông phải rời bỏ nhiệm sở, lên máy bay chạy sang Honolulu (Mỹ) sống tỵ nạn cho tới cuối đời. Cho tới nay dư luận ở Hàn Quốc vẫn đánh giá về Lý Thừa Vãn rất tiêu cực.
 
Chính phủ kế nhiệm của [[Chang Myon|Chang-Myon]] (tiếngbị Hàn:lật 장면đổ (âmsau Việt:cuộc Changđảo Mion); [[chữchính Hán]]: 張勉, âm Hán Việt: Trương Miễn) bịcủa tướng [[Park Chung Hee]] (tiếngvào Hàn:ngày 박정희16 (âmtháng Việt:5 Pacnăm Choong Hi), âm Hán Việt: Phác Chính Hy) lật đổ cuộc đảo chính ngày 16/5/1961. Năm [[1963]] Park Chung Hee chính thức trở thành tổng thống. Park Chung Hee trở thành nhà độc tài thứ 2 tại Hàn Quốc.
 
Thông qua hoạt động của ''“Hiệp hội kêu gọi tái thiết quốc gia”'', Park Chung Hee đã giải tán Quốc hội và các đảng phái chính trị đối lập hoạt động, đồng thời thẳng tay đàn áp các phong trào chống đối. Park Chung Hee ban hành các sắc lệnh cấm công nhân mít tinh, biểu tình, diễu hành. Ông còn cài cắm nhân viên thân chính phủ bên trong các tổ chức công đoàn của công nhân để giám sát và kìm hãm phong trào đấu tranh của họ. [[Quân đội Hàn Quốc]] được sử dụng như đạo quân lê dương [[lính đánh thuê|đánh thuê]] cho Hoa Kỳ trong [[chiến tranh Việt Nam]], và cũng là lực lượng đàn áp trong nước theo mệnh lệnh của Park Chung Hee<ref name="hanquochoc.edu.vn">http://www.hanquochoc.edu.vn/cps/nghiencuu/kinhtekinhdoanh/2010/9/1.aspx</ref>.
Dòng 150:
 
[[Hình:Mangwol-dong-cemetery.JPG|thumb|250px|Nghĩa trang Mangwol-dong ở [[Gwangju]], thi thể các nạn nhân của vụ [[thảm sát Gwangju]] được [[chôn cất]] ở đây]]
Năm [[1980]], ''[[Jeon Du-hwan|Chung Doo-hwan]] (tiếng Hàn: 전두환 (âm Việt: Chon Đu Hoan,&nbsp;[[chữ Hán]]: 全斗煥 (âm Hán Việt: Toàn Đẩu Hoán)'') được một hội đồng bầu cử bầu lên làm tổng thống. Ngày 18/5/1980 đã xảy ra vụ [[Phong trào dân chủ Gwangju|nổi dậy Gwangju]] (광주, Gwangju) khi người dân địa phương đánh cướp kho vũ khí của các trạm cảnh sát địa phương để chống lại cảnh sát chính phủ của [[Chun Doo-hwan|Chung Doo-hwan]] sau khi lực lượng này đàn áp một cuộc biểu tình ôn hòa của sinh viên địa phương. Quân đội Hàn Quốc được điều đến và nổ súng bắn chết khoảng 1.000 tới 2.000 thường dân<ref>Plunk, Daryl M. "South Korea's Kwangju Incident Revisited." Asian Studies Backgrounder No. 35 (September 16) 1985: p. 5.</ref><ref>{{chú thích báo| url=http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/752055.stm | work=BBC News | title=Flashback: The Kwangju massacre | date=ngày 17 tháng 5 năm 2000}}</ref> Chung Doo-hwan vẫn nắm vị trí cao nhất trong bộ máy quyền lực ở Hàn Quốc tới năm 1988. Sau này, ông ta bị chính phủ mới kết tội tham nhũng, hối lộ và bị kết án [[tử hình]] (sau đó được giảm xuống còn [[chung thân]]).
 
Tuy nhiên, cuộc nổi dậy để lại dấu ấn to lớn cho sự ra đời của chính phủ dân sự vào thập niên 1990 với đường lối đối ngoại mềm mỏng hơn rất nhiều. Tới năm [[1987]] hiến pháp được sửa đổi, theo đó nhân dân Hàn Quốc lại được quyền trực tiếp bầu ra tổng thống. Các tổng thống tiếp theo là tướng ''[[No Tae-u|Roh Tae-won]] (tiếng Hàn: 노태우 (âm Việt: Nô The U), âm Hán Việt:'' Lô Thái Ngu) ([[1987]]) và [[Kim Yeong-sam|Kim Young-Sam]] (tiếng Hàn: 김영삼 (âm Việt: Kim Zoong Xam), Hán tự: 金泳三 (âm Hán Việt: ''Kim Vịnh Tam'')) ([[1992]]). Vị Tổng thống thứ sáu là Roh Tae-won cũng bị kết án vì tội hối lộ, tham nhũng. Năm [[1997]], Tổng thống ''[[Kim Dae-jung]]'' (tiếng Hàn: 김대중 (âm Việt: Kim Đe Chung), Hán tự: 金大中 (âm Hán Việt: Kim Đại Trung)) được trao [[giải Nobel]] hoà bình vì những nỗ lực của ông trong việc bình thường hoá quan hệ với CHDCND Triều Tiên. Năm [[2003]] học trò của ông, ''[[Roh Moo-hyun]] (tiếng Hàn: 노무현 (âm Việt: Nô Mu Hion), Hán tự: 盧武鉉 (âm Hán Việt: Lô Vũ Huyền'')) kế nhiệm chức [[Tổng thống Hàn Quốc]]. Đến lượt Roh Moo-hyun cũng phải đối mặt với lời buộc tội [[tham nhũng]], và ông này [[tự sát]] vào ngày 23/5/2009 bằng cách nhảy xuống từ một mỏm núi khi cuộc điều tra đang tiếp diễn, do vậy nhiều người nghi ngờ vụ tự sát của ông là do sức ép từ các thế lực khác.
 
Sau đó là [[Lee Myung-bak]] làm tổng thống (nắmgiai quyềnđoạn 2008-2013), và tiếp đến là [[Park Geun-hye]] (chính là con gái của nhà độc tài Park Chung Hee). Đầu năm 2017, đến lượt Park Geun-hye cũng bị phế truất và bắt giam với tộicác danhcáo buộc tiết lộ bí mật Nhànhà nước, nhận hối lộ và [[tham nhũng]].
 
Tái thống nhất với Bắc Triều Tiên là một chủ đề chính trị đang được bàn luận ở Hàn Quốc hiện nay, nhưng vẫn chưa có hiệp định hoà bình nào được ký kết. [[Luật an ninh quốc gia Hàn Quốc]] hiện vẫn không cho phép người dân tiếp nhận bất cứ thông tin nào từ phía Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, những ai tỏ thái độ ủng hộ hoặc phát biểu ca ngợi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có thể bị kết án tới 7 năm tù<ref>{{chú thích web | url = http://motthegioi.vn/quoc-te/thi-su-quoc-te/han-quoc-truc-xuat-mot-han-kieu-vi-dam-ca-ngoi-trieu-tien-142352.html | tiêu đề = Hàn Quốc trục xuất một Hàn kiều vì dám ca ngợi Triều Tiên | author = | ngày = | ngày truy cập = 27 tháng 9 năm 2015 | nơi xuất bản = Một Thế giới | ngôn ngữ = }}</ref><ref>{{chú thích web |url =http://www.nytimes.com/2015/01/11/world/asia/south-korea-to-deport-american-over-warm-words-about-north-korea.html?_r=0 |tiêu đề =South Korea Deports American Over Warm Words for Trips to North |author =CHOE SANG-HUN |ngày =2015-01-10 |nhà xuất bản =The New York Times |ngày truy cập =2017-01-06 |ngôn ngữ =tiếng Anh }}</ref><ref>{{chú thích web |url =https://www.theguardian.com/world/2015/jan/09/south-korea-deport-korean-american-accused-praising-north |tiêu đề =South Korea to deport Korean-American accused of praising North |author = |ngày =2015-01-09 |nhà xuất bản =The Guardian |ngày truy cập =2017-01-06 ||ngôn ngữ = tiếng Anh}}</ref>. Tổng thống [[Roh Moo-hyun]] đã nghĩ tới việc dỡ bỏ luật này, nhưng hiện tại nó vẫn chưa được thực thi.
Dòng 162:
===Nền độc tài và phát triển kinh tế===
[[Hình:Biểu tình.JPG|nhỏ|phải|240px|Hằng ngày vẫn có [[công dân]] biểu tình chính trị trước [[Nhà Xanh]]]]
Sau Chiến tranh Triều Tiên, khi Tướng [[Phác Chính Hy|Park Chung Hee]] nắm quyền vào năm 1961, kinh tế Hàn Quốc khá nghèo nàn với thu nhập bình quân đầu người ít hơn $100 USD mỗi năm. TrongGiai thờiđoạn gian đónày, kinh tế Hàn Quốc chủ yếubản phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, chủ yếu là từ Mỹ. Để tạo động lực phát triển, [[Phác Chính Hy|Park Chung Hee]] mang "kỷ luật quân đội" và chính sách [[độc tài]] áp dụng trên toàn quốc.
 
Ngay sau khi đảo chính nắm chính quyền vào tháng 7/1961, tướng [[Phác Chính Hy|Park Chung Hee]] tuyên bố sẽ “dọn rác” làm sạch xã hội<ref>Michael Schuman (2009). The Miracle. The Epic Story of Asia’s Quest for Wealth. HarperCollins Publishers. New York. Tr. 36</ref>. Ông thực hiện hàng ngàn vụ bắt bớ và tuyên bố trước 20.000 sinh viên đại học Seoul: ''“Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng làm việc nếu muốn được sống còn. Nếu làm được vậy, rong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới... Hôm nay, có thể một số người dân bất đồng ý kiến với tôi, nhưng xin hiểu cho rằng tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ [[tham nhũng|bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công]] dù chỉ một đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra”''<ref>http://www.vietdc.org/wp-content/uploads/2008/10/park-chung-hee-xay-de1bbb1ng-kinh-te1babf-de1baa1i-han.doc</ref>